Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản do virus, vi khuẩn
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn và hít phải khí độc, bụi bẩn bên ngoài môi trường.
Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Virus là nguyên nhân chính (chiếm đến 90%) nguyên nhân gây bệnh viên phế quản. Ở giai đoạn đầu thường thấy sau khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích khiến trẻ ho nhiều, thở mệt, do đường thở bị viêm và tiết dịch.
Nếu trẻ có những biểu hiện trên, cùng với sốt kéo dài trong vài ngày, ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần thì có thể trẻ đã bị viêm phế quản. Tiếp sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh. Ngoài sốt ra trẻ có thể còn có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.
Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, rồi đến tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của trẻ bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh.
Viêm phế quản do môi trường sống ô nhiễm
Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hay môi trường ô nhiễm là những tác nhân gây bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản ở trẻ em có thể do nguyên nhân hít phải bụi bẩn, khí độc như khói thuốc lá. Đa số trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá, môi trường nhiều khói bụi hay ô nhiễm sẽ dễ có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em gồm mấy loại?
Viêm phế quản cấp tính
Trẻ bị viêm phế quản cấp tính thường ho kéo dài, khoảng 2-3 tuần. Các loại virus gây viêm phế quản cấp tính ở trẻ em thường lây lan qua không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.
Viêm phế quản cấp tính là một trong những bệnh phổ biến nhất mà các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em gây ra. Trẻ bị viêm phế quản cấp thường có các biểu hiện sau: ho kéo dài, sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho có đờm xanh hoặc vàng,… trẻ có thể sốt cao khoảng 39 – 40 độ C.
Trẻ nhỏ ở độ tuổi dưới 12 tháng tuổi rất dễ mắc viêm phế quản cấp. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ em rất cao, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu chảy.
Viêm phế quản mãn tính
Bệnh viêm phế quản mãn tính là một loại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, bụi bặm, nhiều khí độc, dị ứng từ phấn hoa, lông thú và trẻ bị viêm phế quản cấp nhưng không chữa triệt để khiến bệnh dễ tái phát nhiều lần.
Trẻ bị viêm phế quản mãn tính thường có các triệu chứng sau: ho dai dẳng kéo dài, ho có đờm màu nâu, xanh, trắng đục, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, khó thở, cảm giác tức ngực và ớn lạnh, trẻ có thể nghẹt mũi từ 2-3 ngày, ho có tiếng rít,… Bệnh viêm phế quản mãn tính rất dễ bị nhầm với hen suyễn. Vì vậy ba mẹ cần chú ý nếu không sẽ làm cho tình trạng trở nên phức tạp và khó chữa hơn rất nhiều.
Viêm phế quản mãn tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi và thường gặp ở người lớn.
Cách điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả ở trẻ em
Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thanh (bác sĩ chuyên khoa Nhi, bệnh viện Thu Cúc) cho biết: “Nguyên tắc điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em là phải giữ ấm cho trẻ. Giúp trẻ làm sạch các đường phế quản, tống đờm, nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Không nhất thiết phải dùng kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẩn và điều này sẽ được bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm chẩn đoán. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết sẽ không đem lại ích lợi gì cho điều trị viêm phế quản mà còn có thể làm suy giảm sức đề kháng, dễ khiến bệnh của trẻ lâu khỏi hơn”.
– Bác sĩ có thể kê loại thuốc làm loãng đờm và trẻ sẽ phải được cho uống nhiều nước. Ở trẻ quá nhỏ phản xạ ho không nhiều hoặc động tác ho yếu không đủ để tống đờm ra thì mẹ có thể thực hiện biện pháp vỗ rung nhằm đẩy đờm ra cho trẻ. Tuy nhiên cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Ba mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc chống ho khi thấy con có biểu hiện ho nhiều. Nếu trẻ ho mẹ hãy giúp trẻ tống hết đờm ra ngoài bằng các biện pháp vỗ rung theo đúng cách bác sĩ hướng dẫn. Nếu các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em cần đi thăm khám ngay
Trẻ khò khè, khó thở, nhịp thở nhanh
– Trẻ thở nhanh, nhịp tim đập mạnh, cơ thể tím tái, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để đươc sơ cứu kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm.
– Ba mẹ nên theo dõi nhịp thở của trẻ khi bé nằm yên hoặc ngủ trong vòng một phút. Theo nghiên cứu, nhịp thở của trẻ được gọi là nhanh nếu:
+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần/phút.
+ Trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi: nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
+ Trẻ từ 1- 5 tuổi: nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
Sốt cao
Trẻ ho, khó thở kèm sốt cao >=39 độ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, ba mẹ nên đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Ho, bỏ bú, quấy khóc
Trẻ bị ho, các cơn kéo dài không ngừng, cơn ho khiến trẻ đỏ mặt, cơ thể mệt mỏi, tức ngực, trẻ có thể bỏ bú, quấy khóc, ba mẹ nên cho trẻ đi thăm khám ngay.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý mà trẻ rất dễ mắc phải, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng trẻ nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp, uống nước lạnh rất dễ bị viêm phế quản. Việc hạn chế sử dụng kháng sinh khi không cần thiết là biện pháp an toàn, bảo vệ sức khỏe và đề kháng tốt cho trẻ.
Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ Nhi giỏi, giàu kinh nghiệm, hạn chế sử dụng kháng sinh, quá trình thăm khám và phục vụ nhẹ nhàng, chu đáo là địa điểm tin cậy được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Để đăng kí khám cho bé tại Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.