Cẩn trọng dấu hiệu bệnh trĩ nặng và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe nhạy cảm, khiến nhiều người e dè khi đi thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, sự chần chừ này có thể làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nhận biết các triệu chứng, đặc biệt là dấu hiệu bệnh trĩ nặng, đóng vai trò quan trọng trong việc can thiệp kịp thời, giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

1. Hiểu về bệnh trĩ và các dạng thường gặp

1.1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức, dẫn đến tình trạng sưng, viêm và hình thành búi trĩ. Đây là một bệnh lý phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua do vị trí nhạy cảm, khiến nhiều người e ngại trong việc thăm khám và điều trị sớm.

Dù không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trĩ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Việc nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện của bệnh, đặc biệt là các dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ tiến triển nặng, sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe nhạy cảm, khiến nhiều người e dè khi đi thăm khám và điều trị - Dấu hiệu bệnh trĩ nặng

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe nhạy cảm, khiến nhiều người e dè khi đi thăm khám và điều trị

1.2. Các loại bệnh trĩ thường gặp

Dựa trên vị trí xuất hiện của búi trĩ, bệnh trĩ được chia thành hai dạng chính:

– Trĩ nội: Búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, ở vị trí sâu trong trực tràng. Giai đoạn đầu, trĩ nội thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, búi trĩ có thể phát triển lớn dần và sa ra ngoài khi đi vệ sinh, dẫn đến tình trạng sa búi trĩ – dấu hiệu bệnh trĩ tiến triển nặng cần đặc biệt lưu ý.
– Trĩ ngoại: Khác với trĩ nội, trĩ ngoại có búi trĩ nằm hoàn toàn bên ngoài hậu môn, dễ dàng quan sát và cảm nhận được. Do thường xuyên cọ xát với quần áo và bề mặt khi ngồi hoặc di chuyển, trĩ ngoại có xu hướng gây đau rát, khó chịu hơn so với trĩ nội.

Ngoài ra, một số người có thể mắc đồng thời cả hai dạng trên, được gọi là trĩ hỗn hợp, khi búi trĩ xuất hiện cả bên trong lẫn bên ngoài hậu môn.

2. Nguyên nhân bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường khởi phát do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như:

– Chế độ ăn uống thiếu cân bằng: Việc tiêu thụ ít chất xơ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây táo bón kéo dài – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ.

– Thiếu nước, lạm dụng rượu bia: Cơ thể không được cung cấp đủ nước có thể khiến phân khô cứng, khó đào thải, đồng thời rượu bia làm suy yếu thành mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Lối sống ít vận động: Những người ngồi lâu, ít di chuyển, đặc biệt là nhân viên văn phòng, tài xế… có nguy cơ cao bị trĩ do áp lực kéo dài lên vùng hậu môn – trực tràng.

Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên khiến hậu môn chịu áp lực lớn khi đi vệ sinh, lâu ngày có thể hình thành búi trĩ.

– Béo phì và thai kỳ: Cân nặng dư thừa hoặc sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, dễ dẫn đến trĩ.

– Các bệnh lý liên quan: Một số bệnh như u đại trực tràng, u xơ tử cung… có thể chèn ép khiến máu lưu thông kém, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

– Thói quen sinh hoạt không tốt: Ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, quan hệ qua đường hậu môn hoặc rặn mạnh khi đại tiện đều có thể khiến tĩnh mạch hậu môn tổn thương và hình thành búi trĩ.

3. Dấu hiệu bệnh trĩ bạn không thể bỏ qua

3.1. Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh trĩ thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua:

– Chảy máu khi đại tiện: Người bệnh có thể thấy máu tươi trên giấy vệ sinh, lượng máu thường ít và chưa gây nhiều đau đớn.

– Ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn: Cảm giác ngứa rát hoặc kích thích vùng hậu môn do dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc ống hậu môn.

– Cảm giác có dị vật ở hậu môn: Người bệnh có thể cảm thấy như có vật lạ trong hậu môn, gây khó chịu, đặc biệt khi ngồi lâu.

Chảy máu khi đại tiện: Người bệnh có thể thấy máu tươi trên giấy vệ sinh

Chảy máu khi đại tiện: Người bệnh có thể thấy máu tươi trên giấy vệ sinh

3.2. Dấu hiệu bệnh trĩ nặng: Cẩn trọng chuyển biến thành biến chứng

Khi bệnh trĩ tiến triển mà không được điều trị, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn:

– Sa búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện và có thể tự co lại. Ở giai đoạn nặng hơn, búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên hơn và cần dùng tay đẩy vào hoặc không thể đẩy vào được.

– Đau rát và sưng tấy hậu môn: Búi trĩ bị tắc mạch hoặc sa nghẹt gây sưng đau, làm người bệnh cảm thấy đau rát, đặc biệt khi ngồi hoặc đi lại.
– Chảy máu nhiều khi đại tiện: Lượng máu chảy ra khi đi tiêu tăng lên, có thể thành giọt hoặc thành tia, thậm chí chảy ra ngay cả khi ngồi xổm.
– Biến chứng thiếu máu: Mất máu mạn tính do chảy máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, chóng mặt và suy nhược cơ thể.

Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời bệnh trĩ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

4. Điều trị bệnh trĩ có khó không, có phương pháp nào?

Việc điều trị bệnh trĩ không quá phức tạp nếu được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ và loại trĩ, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

4.1. Cải thiện chế độ ăn và chế độ sinh hoạt

Đối với trường hợp trĩ nhẹ, việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng:

– Bổ sung chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để giảm táo bón. Ngoài ra, cần hạn chế đồ ăn cay nóng để tránh tình trạng táo bón.

– Uống đủ nước: Giúp làm mềm phân và giảm áp lực lên búi trĩ.

– Tập thể dục thường xuyên: Tăng cường tuần hoàn máu và giảm nguy cơ táo bón.

cần hạn chế đồ ăn cay nóng để tránh tình trạng táo bón

Cần hạn chế đồ ăn cay nóng để tránh tình trạng táo bón

4.2. Điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp chuyên khoa

Việc điều trị bệnh trĩ cần lựa chọn phương pháp phù hợp với mức độ bệnh. Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể áp dụng điều trị nội khoa bằng thuốc uống giúp tăng độ bền thành mạch, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn để giảm đau rát, viêm nhiễm. Kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.

Trong trường hợp bệnh trĩ tiến triển với các dấu hiệu bệnh trĩ nặng dần, phương pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định để loại bỏ búi trĩ. Các kỹ thuật phổ biến gồm đốt trĩ Laser Diode không đau, phục hồi nhanh, phẫu thuật Longo, Milligan Morgan – Ferguson, thắt mạch khâu treo trĩ,… Những phương pháp này giúp loại bỏ búi trĩ tận gốc, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đặc biệt, Thu Cúc TCI dẫn đầu trong ứng dụng Laser Diode vào điều trị bệnh trĩ, giúp người bệnh không còn nỗi ám ảnh tâm lý về điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital