Hiện nay, bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu với nữ giới. Thậm chí, nó có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời. Vì vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chị em phụ nữ trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Trong đó, bước xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung cũng đóng vai trò quan trọng khi thực hiện sàng lọc bệnh. Vậy bạn đã nắm rõ về bước khám này cũng như các lưu ý khi thực hiện chưa? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Hai phương pháp phổ biến trong xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
1.1. Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung – Xét nghiệm Pap Smear
Xét nghiệm Pap Smear (còn gọi là xét nghiệm Pap hoặc xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) là loại xét nghiệm tế bào học nhằm xác định được những tế bào bất thường ở cổ tử cung gây nên bởi virus HPV (Human Papilloma Virus).
Phương pháp này giúp thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, từ đó phát hiện sớm ung thư trước khi các khối u có thể lây lan rộng. Cùng với đó, xét nghiệm Pap Smear còn hỗ trợ phát hiện ra các bất thường ở cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung, phát hiện nguy cơ mắc bệnh ngay từ sớm.
Để thực hiện loại xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ được gọi là mỏ vịt rồi nhẹ nhàng đưa vào bên trong âm đạo, mở rộng và cố định thành âm đạo ở nữ giới để có thể nhìn thấy rõ được khu vực cổ tử cung.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một que gỗ để giúp lấy mẫu ở cổ tử cung. Tế bào này sau đó sẽ được phết lên một nửa lam kính tại phần kính mờ, phết mỏng và theo một chiều duy nhất, nhẹ nhàng để tránh hủy hoại tế bào cũng như tình trạng tế bào bị vón cục. Tiếp đó, bác sĩ sẽ phết tế bào lên một nửa lam kính còn lại, xoay vòng bàn chải theo chiều dài lam kính. Đặt phết thứ hai lên phết đầu tiên và chuyển đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích kết quả.
Quá trình này thường kéo dài trong vòng vài phút và không gây đau đớn cho người bệnh. Sau khi xét nghiệm, nữ giới có thể thấy khó chịu, bị chuột rút hoặc có hiện tượng chảy máu âm đạo nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó chịu diễn ra kéo dài và bị chảy máu âm đạo không dứt thì bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
1.2. Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung – Xét nghiệm Thinprep
Xét nghiệm Thinprep là loại xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến hơn so với xét nghiệm Pap Smear. Với loại xét nghiệm này, mẫu tế bào ở cổ tử cung sau khi thu thập sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình ở trong một lọ Thinprep. Sau đó, chúng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản một cách hoàn toàn tự động.
Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng chổi tế bào để thu thập các mẫu tế bào ở khu vực cổ tử cung. Các tế bào này sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình và cho vào lọ Thinprep. Sau đó, chúng sẽ được bảo quản và mang tới phòng thí nghiệm để thực hiện kỹ thuật tách chiết và phết tế bào lên mặt lam kính, tiến hành phân tích và cho ra kết quả.
2. Quy trình thực hiện xét nghiệm diễn ra như thế nào?
Thông thường, quy trình thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ diễn ra như sau:
– Bước 1: Người bệnh tiến hành khám phụ khoa với bác sĩ sản phụ khoa
Đây là bước khám đầu tiên và rất quan trọng trước khi bác sĩ đưa ra cho bạn chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.
– Bước 2: Tiến hành xét nghiệm sàng lọc
Dựa trên sự chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của đội ngũ kỹ thuật viên, người bệnh sẽ lần lượt tiến hành các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Đó có thể có thể là Pap Smear, Thinprep, hoặc kết hợp Pap Smear và HPV, Thinprep và HPV… để giúp cho kết quả chẩn đoán một cách chính xác nhất.
– Bước 3: Bác sĩ đọc và tư vấn kết quả cho bệnh nhân
Ngoài ra, bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm, để đảm bảo chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện kết hợp cùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp.
3. Cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Để việc sàng lọc bệnh lý ung thư cổ tử cung đảm bảo cho ra kết quả chính xác, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, chị em phụ nữ cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng trước khi thực hiện các xét nghiệm, bao gồm:
– Không sử dụng các loại kem bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm.
– Không thực hiện xét nghiệm khi đang trong kỳ kinh nguyệt vì có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng mẫu thu thập được. Thời điểm phù hợp nhất để xét nghiệm là vào khoảng 10 – 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
– Không làm xét nghiệm trong vòng 24 – 28 giờ sau thực hiện quan hệ tình dục.
– Không tiến hành thụt rửa âm đạo hoặc tác động đến vùng âm đạo trong vòng 2 – 3 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm.
– Cần thông báo ngay với bác sĩ chỉ định xét nghiệm nếu bạn đang đặt thuốc hoặc trong quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
– Kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể là dương tính hoặc âm tính. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu kết quả là dương tính, bạn cần bình tĩnh và tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ để thực hiện các phương pháp thăm khám chuyên sâu nhằm giúp chẩn đoán một cách chính xác nguy cơ và mức độ của bệnh ung thư cổ tử cung.
Thấu hiểu nỗi lo lắng của chị em phụ nữ trước căn bệnh gây tử vong thứ 2 với nữ giới, hiện nay tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói tầm soát ung thư cổ tử cung (bao gồm xét nghiệm ung thư cổ tử cung) với nhiều ưu điểm vượt trội. Tại TCI luôn chú trọng trang bị hệ thống máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu luôn sẵn sàng đồng hành cùng phụ nữ trong việc tầm soát, phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Đến với TCI, người dân sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chuyên nghiệp, tận tình và nhanh chóng. Vì vậy, nếu đang phân vân đi tìm địa chỉ khám uy tín thì TCI chính là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn!