Cách trị viêm mũi dị ứng dẫn tới hen phế quản

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm mũi dị ứng là bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể chuyển sang dị ứng phế quản, dẫn tới hen phế quản. Vì thế, để có cách trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, người bệnh cần tới trực tiếp các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn chữa trị sớm.

1. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường liên quan tới người có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ như bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất, một số thực phẩm (tôm, cua, ốc…)

cach-tri-viem-mui-di-ung

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ như bụi, phấn hoa…

Nhiều trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm còn kèm theo hiện tượng viêm nhiễm bởi vi khuẩn.

2. Cách trị viêm mũi dị ứng

Để điều trị viêm mũi dị ứng cần phải dựa vào các nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh viêm mũi dị ứng chỉ có thể xảy ra khi người có cơ địa dị ứng sống trong môi trường có dị nguyên đã được mẫn cảm. Người bệnh có thể chuyển đến sống ở vùng không có loại dị nguyên đó. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác.
Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế khi làm việc.

cach-tri-viem-mui-di-ung1

Cách trị viêm mũi dị ứng hiệu quả trước tiên là tránh các dị nguyên gây bệnh, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa…

Dùng thuốc để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng:

Thuốc co mạch: có tác dụng làm co mạch, thông thoáng đường thở. Nên dùng dạng lọ xịt phun sương mù để thuốc có thể bay vào tận các ngóc ngách của mũi xoang thì thuốc mới có thể phát huy tối đa tác dụng. Không nên dùng dạng thuốc nhỏ mũi vì nếu không biết nhỏ đúng cách, thuốc sẽ xuống họng ngay và không có tác dụng tại mũi.
Thuốc kháng histamin: làm giảm sự giãn mạch, giảm sự kích thích các nhánh thần kinh cảm giác ở mũi, có hiệu quả với hắt hơi chảy mũi nhưng không hết ngạt tắc mũi. Steroide dạng phun sương mù, có tác dụng rất tốt trong viêm mũi dị ứng, vì nó được phun trực tiếp vào niêm mạc mũi-xoang ngay nơi xảy ra viêm dị ứng nên có thể làm giảm nhanh, giảm hết tất cả triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngạt tắc mũi.
Thuốc kháng sinh: khi đợt cấp của viêm mũi dị ứng thường có hiện tượng bội nhiễm ở đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, hen phế quản… lúc này dùng kháng sinh là cần thiết.

cach-tri-viem-mui-di-ung2

Người bệnh có thể dùng thuốc để cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng (theo chỉ định của bác sĩ)

Bệnh viêm mũi dị ứng rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì thế việc áp dụng đúng cách điều trị viêm mũi dị ứng sẽ góp phần cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Đặc biệt, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày, hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh để ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc tiến triển của bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital