Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng sau một ngày dài làm việc mệt nhọc. Thế nhưng với nhịp sống hiện đại ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến tình trạng mất ngủ trở nên phổ biến hơn. Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên biết cách trị mất ngủ an toàn và hiệu quả, để lấy lại giấc ngủ ngon vốn dĩ của mình.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng mất ngủ là gì? nguyên nhân mất ngủ đến từ đâu?
1.1 Mất ngủ được hiểu như thế nào?
Mất ngủ là một trong 3 dạng chính của hội chứng rối loạn giấc ngủ, đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì được giấc ngủ lâu (ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy quá sớm hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong đêm và một lúc lâu sau mới ngủ tiếp được – thường một lần tỉnh dậy kéo dài khoảng 30 phút).
Mất ngủ được phân thành 2 loại chính là: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.
– Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng và không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
– Mất ngủ mãn tính là tình trạng này sẽ kéo dài hơn 1 tháng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ
Theo các chuyên gia chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ như:
– Thói quen ăn uống: ăn quá no trước khi đi ngủ, dùng quá nhiều các chất kích thích hoặc sử dụng các chất kích thích gần thời điểm đi ngủ,…
– Thay đổi về thói quen sinh hoạt: lệch múi giờ, thường xuyên làm việc đêm khuya,…
– Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: máy tính, đặc biệt phổ biến như điện thoại,…
– Ngoài ra, còn có các nguyên nhân về tâm lý, sức khỏe như người mắc hội chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, hay mắc các bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch, cơ xương khớp,…
– Các chấn thương về tâm lý: gia đình có người thân vừa qua đời, vợ chồng vừa ly hôn, mất việc, công việc áp lực,…
– Tác dụng phụ của thuốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị mất ngủ, chẳng hạn như thuốc ức chế trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc điều trị bệnh ung thư,…
2. Những tác hại “ghê gớm” mà mất ngủ gây ra
Nhiều người cho rằng mất ngủ không phải bệnh lý quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi, chính vì điều này mà rất nhiều người đã chủ quan bỏ qua “thời điểm vàng” trị chứng mất ngủ, cũng như không quyết tâm tìm ra cách trị mất ngủ an toàn, hiệu quả, dứt điểm.
Mất ngủ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh như:
– Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, uể oải, thiếu sức sống,…
– Khó tập trung vào công việc, suy giảm trí nhớ.
– Tâm trạng cáu kỉnh, nóng giận hay cáu gắt lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.
– Nặng nề hơn ở những người bị mất ngủ lâu năm (mất ngủ mạn tính) có thể dẫn đến rối loạn tâm thần phát sinh ảo giác, có hành vi tự sát hoặc sát hại người khác.
– Mất ngủ lâu khiến hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, đột quỵ, ung thư,…
3. Cách trị mất ngủ hiệu quả tại nhà, không cần dùng thuốc
Mất ngủ trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Nếu như trước kia, mất ngủ thường gặp ở người cao tuổi thì hiện nay rất nhiều bạn trẻ, thanh thiếu niên đến khám chuyên khoa Nội thần kinh – tâm thần do gặp phải tình trạng mất ngủ.
Mất ngủ có thể do sinh lý (trong một thời gian ngắn) sẽ tự hết. Nhưng có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn theo nhiều hệ lụy khó lường.
Nhiều người sợ phải lệ thuộc vào thuốc tây khi điều trị mất ngủ. Dưới đây là một số cách trị mất ngủ hiệu quả, chúng tôi tin là sẽ góp ích phần nào cho bạn.
3.1. Xây dựng lịch ngủ khoa học là một cách cách trị mất ngủ hiệu quả
Bạn nên duy trì giờ đi ngủ và thức giấc nhất quán kể cả ngày cuối tuần. Ngủ đủ giấc sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể có thể phục hồi và tái tạo năng lượng, thải bỏ độc tố ra bên ngoài giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái hơn.
3.2. Nên tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn chữa mất ngủ không cần dùng thuốc hiệu quả. Tập thể dục giúp cơ thể bạn được vận động khí huyết lưu thông, ngoài các bài tập hàng ngày, bạn nên tập vài động tác nhỏ trước khi đi ngủ để giúp cơ thể thư giãn, thoải mãi, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng cần lưu ý rằng nên lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và trước khi đi ngủ không nên tập những bài tập nặng, tiêu tốn nhiều sức vì điều này sẽ khiến bạn mất sức dẫn tới khó đi vào giấc ngủ.
3.3. Tránh xa hoặc hạn chế dùng các đồ uống kích thích gần thời điểm ngủ
Rượu, bia, cà phê và chất kích khác dễ gây hưng phấn hệ thần kinh khiến cơ thể luôn tỉnh táo khó đi vào giấc ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên sử dụng các chất kích thích này trong khoảng thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ.
Hãy tập cho mình có thói quen ăn uống lành mạnh bằng việc sử dụng các thức uống có lợi cho sức khỏe – chẳng hạn như một cốc nước ấm trước khi đi ngủ.
3.4 Không nên ăn, uống quá nhiều vào buổi tối
Chúng ta cũng nên có chế độ ăn uống khoa học hơn, có thể cải thiện bổ sung các thực phẩm như sữa chua, chuối, cá, hạt sen, trứng. Bạn không nên ăn quá nhiều vào buổi tối vì lúc này dạ dày sẽ phải làm việc hết công suất khiến bụng của bạn có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
3.5 Không nên sử dụng thiết bị điện tử gần thời điểm ngủ
Bạn nên hạn chế ánh sáng xanh từ tivi, điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Theo các nghiên cứu khoa học cho biết, sóng ngắn của ánh sáng xanh có trong các thiết bị gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, có thể gây mỏi mắt, chóng mặt và rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, trước khi đi ngủ bạn cần hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh ít nhất là từ 1-2 giờ, điều này sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
3.6 Tránh quá stress, lo lắng, căng thẳng là một cách cách trị mất ngủ
Stress sẽ làm tiết ra hormone cortisol gây ức chế hệ thần kinh trung ương (não bộ) khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Giải tỏa stress là cách trị mất ngủ mà nhiều người bị mất ngủ do yếu tố tâm lý cần phải thực hiện hiện nay. Bạn có thể giải tỏa thông qua thư giãn, làm những việc mình thích, học cách chia sẻ với người thân bạn bè để giải tỏa căng thẳng từ đó trị mất ngủ.
3.7 Massage và các biện pháp vật lý trị liệu khác
Massage nhẹ nhàng tại nhà, đặc biệt là các khu vực đầu mặt, sẽ giúp kích thích máu lưu thông lên não và tới các cơ quan khác trong cơ thể tốt hơn (tuần hoàn não tốt hơn) qua đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, cũng như tinh thần khỏe khoắn hơn sau khi thức dậy vào ngày hôm sau.
Ngoài ra, ngâm chân bằng nước ấm (hoặc thảo dược) trước khi đi ngủ tầm 10-15 phút, cũng sẽ giúp tăng cường máu lưu thông trị mất ngủ tốt hơn. Một số chuyên gia khuyên những người bị mất ngủ nên tắm nước ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn. Bạn cũng nên hạn chế ngủ trưa quá lâu vì khi mất ngủ chúng ta thường cố gắng ngủ trưa để bù lại việc giấc ngủ đã mất trước đó. tuy nhiên ngủ trưa quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vì vậy, giấc ngủ trưa chúng ta chỉ nên duy trì khoảng 10 phút đến 30 phút.