Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư hàng đầu thường gặp ở phụ nữ, tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, đây là một trong số ít bệnh ung thư có thể dễ dàng phát hiện bằng các xét nghiệm đơn giản với cơ hội thành công cao.
Tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung trong những năm qua tại các nước phát triển đã giảm đáng kể, nhờ nhận thức tầm soát ung thư cổ tử cung được nâng cao, tăng cơ hội phát hiện bệnh sớm và thành công. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng, do nhiều phụ nữ không có thói quen sàng lọc bệnh định kỳ.
Menu xem nhanh:
Phát hiện sớm bệnh bằng xét nghiệm đơn giản
Theo các bác sĩ khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là xét nghiệm phiến đồ âm đạo (Pap smear) hoặc kết hợp với xét nghiệm virus u nhú ở người (HPV) định kỳ. 2 xét nghiệm này có thể phát hiện sớm những thay đổi ở tế bào cổ tử cung (tiền ung thư) hoặc ung thư giai đoạn sớm, làm tăng cơ hội xử trí thành công. Ở giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung có thể xử trí thành công gần 100%.
Xét nghiệm Pap smear (Papanicolaou smear)
Là xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung, nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để mở rộng âm đạo phụ nữ, sau đó sẽ lấy một số mẫu mô ở cổ trong và cổ ngoài của tử cung và quan sát dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm HPV
Phát hiện sự hiện diện của u nhú ở người, một loại virus có thể dẫn đến sự phát triển của mụn cóc sinh dục, hoặc dẫn tới sự thay đổi các tế bào cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Nhiễm HPV là tình trạng rất phổ biến ở những người đã quan hệ tình dục và hầu hết tự biến mất và không gây ra vấn đề nào. Tuy nhiên, một số ít trường hợp nhiễm một số loại HPV có nguy cơ cao dẫn tới sự thay đổi tế bào và ung thư cổ tử cung. HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, được tìm thấy trong hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung. Cách thức thực hiện tương tự xét nghiệm Pap smear.
Khi nào nên sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Theo các bác sĩ, phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 29 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần, và không cần phải làm xét nghiệm HPV, trừ khi kết quả Pap bất thường.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 65 nên kết hợp xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cùng lúc, 5 năm 1 lần hoặc xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần.
Phụ nữ trên 65 tuổi và những xét nghiệm trước đó đều bình thường thì có thể dừng tầm soát ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ đã từng bị chẩn đoán tiền ung thư cổ tử cung và đã xử trí thì nên tiếp tục sàng lọc.
Những phụ nữ đã phẫu thuật loại bỏ tử cung và cổ tử cung và không có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư cổ tử cung thì không cần phải tầm soát.
Những phụ nữ đã tiêm phòng HPV vẫn nên thực hiện theo các khuyến nghị sàng lọc cho nhóm tuổi của mình.
Những phụ nữ có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư cổ tử cung (bao gồm những người bị nhiễm HIV, ghép tạng, hoặc tiếp xúc với thuốc DES) có thể cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Vì vậy, những phụ nữ này nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Ngoài ung thư cổ tử cung, các bệnh ung thư khác phụ nữ nên sàng lọc như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư đường tiêu hóa, ung thư buồng trứng,…
Nhằm phục vụ cho nhu cầu tầm soát ung thư, bảo vệ sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng các gói tầm soát ung thư phù hợp với từng nhu cầu, và từng đối tượng Nam, Nữ. Bằng các xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u, xét nghiệm tìm máu trong phân, xét nghiệm Pap smear, các chẩn đoán hình ảnh hiện đại như nội soi dạ dày, đại tràng gây mê, chụp CT… sẽ giúp phát hiện khối u chính xác ở toàn cơ thể và các chất chỉ điểm ung thư.
Khi có nghi ngờ ung thư, hoặc bị chẩn đoán ung thư, người bệnh được tư vấn điều trị trực tiếp với các bác sĩ Singapore đang hợp tác tại đây.