Tuần thứ 32 của thai kỳ là giai đoạn quan trọng khi mẹ và bé đã gần đi tới đích, lúc này tình trạng nhẹ cân của thai nhi có thể là một ưu phiền lớn đối với mẹ. Ở bài viết này TCI sẽ giúp mẹ tìm hiểu về cân nặng tiêu chuẩn của thai 32 tuần tuổi, nguyên nhân thai nhi 32 tuần nhẹ cân và chỉ cho mẹ cách tăng cân an toàn cho thai nhi. Hãy đón đọc để biết thêm thông tin cần thiết mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Thai nhi 32 tuần tuổi thường nặng bao nhiêu cân?

Cân nặng tiêu chuẩn ở tuần này thường khoảng 1755g.
Khi đến giai đoạn 32 tuần tuổi, thai nhi đã phát triển và hoàn thiện hầu hết các bộ phận trên cơ thể như khi chào đời, trừ phổi, chúng sẽ trưởng thành hơn vào tuần thứ 34. Lúc này, tay, chân và toàn bộ cơ thể của bé đã phát triển tương ứng tỷ lệ với vòng đầu.
Theo tổ chức y tế thế giới, cân nặng trung bình của của thai nhi 32 tuần khoảng 1755g và chiều dài trung bình từ đỉnh đầu đến gót chân là 42.4cm. Bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi ba tháng cuối có giá trị để tham khảo. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến cân nặng của bé sẽ khác nhau đôi chút. Do vậy, nếu cân nặng của thai nhi có cao hoặc thấp so với tiêu chuẩn chung, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa chứ không nên vội vàng kết luận.
2. Nguyên nhân gây nhẹ cân ở thai nhi 32 tuần
Tình trạng thai nhi nhẹ cân so với tuần tuổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân gây nhẹ cân thường thấy có thể kể đến như:
– Yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc: cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.
– Dinh dưỡng của mẹ: Dinh dưỡng của mẹ là yếu tố chính ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nếu mẹ không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai, không tăng cân đủ trong quá trình mang thai, có thể gây ra việc thai nhi bị nhẹ cân.

Dinh dưỡng của mẹ là yếu tố chính ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
– Số lượng thai: Trường hợp mẹ mang thai đa thai, như thai song hay tam thai, cân nặng của từng bé thường nhẹ hơn so với thai đơn.
Tâm lý của thai phụ: Các tình trạng căng thẳng, lo lắng, tâm lý không ổn định của mẹ có thể dẫn đến việc thai nhẹ cân. Bởi cảm xúc và tâm lý không ổn định có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể của mẹ.
– Tuổi của bà mẹ mang thai: Tuổi của mẹ mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, đặc biệt là ở các thai phụ trẻ tuổi (dưới 18 tuổi).
– Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân.
– Sự bất thường của dây rốn, bánh rau, bệnh lý của động mạch tử cung làm giảm dinh dưỡng từ mẹ sang con, do đó ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.
– Bệnh lý của thai nhi: Bất thường về gen, nhiễm sắc thể cũng có thể gây ra tình trạng thai nhẹ cân
– Lối sống không lành mạnh của mẹ bầu khi mang thai: Hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng chất gây nghiện như heroin, cocaine…
Việc chăm sóc thai kỳ tốt, đảm bảo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và quan tâm đến sức khỏe tổng thể của mẹ mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thai nhi phát triển một cách hợp lý.
3. Cách tăng cân cho thai nhi 32 tuần nhẹ cân

Thai nhi 32 tuần nhẹ cân do bệnh lý, mẹ cần thăm khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ
Nếu cân nặng của thai nhi thấp so với tiêu chuẩn chung, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để xác định nguyên nhân thai nhẹ cân để có thái độ xử trí kịp thời và chính xác
Nếu xác định nguyên nhân không phải do bệnh lý của mẹ hay của thai và phần phụ của thì thì dưới đây là một số gợi ý về dinh dưỡng giúp tăng cân cho thai nhi mà các bà bầu có thể tham khảo.
Kiểm soát cân nặng ổn định, đảm bảo không tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Số cân tăng trong thời kỳ mang thai tùy thuộc vào người mẹ thuộc loại gầy, trung bình hay nặng cân trước lúc mang thai [dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI). Phụ nữ nhẹ cân (< 18.5 kg/m2); cho phép tăng cân 12,7-18,2 kg . Phụ nữ trung bình (18.5 – 24.9 kg/m2) cho phép tăng cân: 11,4-15,9 kg, Phụ nữ thừa cân (25.0 – 29.9 kg/m2) cho phép tăng cân 6,8-11,4 kg, Phụ nữ béo phì (≥ 30.0 kg/m2) cho phép tăng cân: 5-9,1 kg
Mẹ bầu không cần ăn quá nhiều nhưng cần đầy đủ chất dinh dương. Trong đó, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm bột đường, béo, đạm, chất xơ – Vitamin., không sử dụng các chất kích thích, thức ăn nhanh, các loại đồ hộp, đồ sống, các loại cá chứa hàm lượng thử ngân cao. Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ đánh dấu bước phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Để thai nhi tăng cân tốt, mẹ bầu cần chú ý đến tăng khẩu phần khoảng 400 kcal/ngày.

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm bột đường, béo, đạm, chất xơ – Vitamin
Số bữa ăn trong ngày: 5-6 bữa, trong đó 3 bữa chính là sáng- trưa- chiều và 2-3 bữa phụ
Theo hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, trong 3 tháng cuối của thai kỳ: : thêm 31g chất đạm mỗi ngày so với khẩu phần trước khi mang thai. Tỷ lệ đạm động vật/ đạm tổng số ≥ 35%. Chọn đạm có giá trị sinh học cao. Chất béo (Lipid): Chiếm 25 – 30% tổng năng lượng khẩu phần. Chất bột đường (Carbohydrates/CHO): Chiếm 55 – 60% tổng năng lượng khẩu phần. Chọn loại carbohydrate phức hợp, còn lớp cám.
Natri (Sodium) < 2.000mg/ngày
Iốt: 220mcg/ngày
Sắt: Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh. Các thực phẩm chứa sắt gồm: thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, đậu đỗ, tiết.
Can xi: 1000- 1.200mg/ngày, Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
Acid folic: 600mcg/ngày. Đây là vitamin không thể thiếu đối với dinh dưỡng khi mang thai của mẹ bầu. Thiếu acid folic có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ, tăng dị tật ống thần kinh. Nguồn cung cấp acid folic cho mẹ bầu gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ….
Viatmin D: 800IU/ngày (= 20mcg), Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất canxi, phospho. Nếu phụ nữ mang thai thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ, thóp lâu liền. Vitamin D có nhiều trong phomat, cá, trứng, sữa,.
Chất xơ: 28g/ngày
Nước: 2 – 2.5 lít/ngày
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng thai nhi 32 tuần nhẹ cân. Để được đánh giá chính xác tình trạng và tư vẫn kỹ càng hơn về chế độ tăng cân cho thai nhi, mẹ có thể liên hệ tới Thu Cúc TCI để được các bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm hỗ trợ trực tiếp.