Mùa Đông thời tiết lạnh, hanh khô khiến trẻ nhỏ đặc biệt là bé sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, viêm mũi… dễ dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa… Rửa mũi thường xuyên là cách giúp điều trị viêm mũi hiệu quả, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên. Bài viết dưới đây giới thiệu cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh.
Menu xem nhanh:
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Các bác sĩ chuyên về hô hấp cho biết: Rửa mũi, vệ sinh mũi thường xuyên, sạch sẽ là cách điều trị viêm mũi hiệu quả cho trẻ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cần phải rửa mũi đúng cách. Vì chỉ có rửa mũi đúng cách mới giúp chất nhờn, vi trùng, dị vật trong mũi trẻ bị loại bỏ, mũi trẻ khô thoáng, dễ thở.
Bài viết dưới đây là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng để vệ sinh mũi cho con em mình khi bị viêm mũi.
Một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay là rửa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng lại rất an toàn và không gây tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con.
Khi thực hiện rửa mũi cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
-Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Lấy tay giữ nhẹ đầu trẻ để trẻ không cử động có thể gây tổn thương mũi khi rửa.
-Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé. Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây để nước muối chảy vào trong mũi của trẻ.
-Mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ đều được.
-Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại.
-Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra.
Trường hợp dịch mũi quá đặc, không thể tự trôi ra ngoài, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi bằng dụng cụ chuyên dụng.
Việc rửa mũi cho trẻ cần được tiến hành thường xuyên, tùy vào mức độ viêm nặng hay nhẹ để tăng hoặc giảm số lần rửa trong ngày. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần rửa mũi đúng cách cho con.
Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
-Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh nôn trớ.
-Rửa mũi khi trẻ còn thức vì khi trẻ mở miệng, nước mũi sẽ không chảy vào họng.
-Tránh dùng miệng hút mũi cho bé vì cách này có thể vô tình làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.
-Hạn chế rửa mũi cho trẻ bằng nước muối quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.
-Không nên nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé để giúp bé dễ thở hơn vì cách làm này dễ gây bỏng, bởi niêm mạc mũi trẻ sơ sinh quá mỏng.
-Nếu kiên trì rửa mũi cho trẻ 5-7 ngày mà các dấu hiệu của viêm mũi không giảm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám chuyên khoa.
Chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh lý về đường hô hấp, được đông đảo người bệnh tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận tin tưởng lựa chọn. Khám và điều trị các bệnh lý đường hô hấp tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh có cơ hội khám GS.TS Trần Văn Sáng – người có hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa trong lĩnh vực hô hấp. Thủ tục đăng ký nhanh, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí