Cách để trẻ ăn kẹo không sâu răng

Tham vấn bác sĩ

Ăn kẹo sâu răng là để chỉ tình trạng ăn quá nhiều đồ ngọt gây ảnh hưởng tới răng, răng bị sâu. Đây là vấn đề rất thường gặp ở trẻ nhỏ do đây là nhóm đối tượng yêu thích các món ngọt như bánh, kẹo, nước có ga, … Vậy làm sao để trẻ ăn kẹo không sâu răng?

1. Tổng quan về tình trạng trẻ ăn kẹo bị sâu răng

1.1 Thế nào là tình trạng răng bị sâu?

kẹo không sâu răng

Sâu răng là khi răng bị tấn công bởi vi khuẩn, hình thành lỗ sâu

Sâu răng là khi răng bị tấn công bởi vi khuẩn, hình thành những lỗ trên răng. Chúng có thể phát triển ngày càng lớn nếu không sớm được điều trị. Những vùng răng bị hư hỏng vĩnh viễn này có thể xuất hiện trên bề mặt răng. Sâu răng hình thành khi men răng bị phá hủy do vi khuẩn sau răng.

Bệnh nhân bị sâu răng có thể có cảm giác rất đau nhức, khó chịu. Cùng với đó là tình trạng ê buốt khi ăn uống đồ quá nóng, quá lạnh. Dấu hiệu điển hình nhất của sâu răng chính là những lỗ sâu xuất hiện trên bề mặt răng. Tuy nhiên ngay khi có cảm giác đau khi thực hiện ăn nhai, người bệnh nên tới kiểm tra với bác sĩ ngay để có thể sớm điều trị.

Khi vi khuẩn, mảng bám hình thành ở trên răng sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn tới sâu răng. Trong đó, trẻ em hay người lớn trên 50 tuổi là những nhóm đối tượng dễ bị sâu răng nhất. Đặc biệt là khi ta có thói quen ăn nhiều độ ngọt, thực hiện vệ sinh răng miệng kém.

1.2 Nguyên nhân trẻ ăn kẹo hay bị sâu răng

Ăn đồ ngọt đặc biệt là các loại bánh, kẹo có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Trong đó, kẹo có nhiều dạng như kẹo cứng, kẹo mút, kẹo cao su, … Mỗi loại đều chứa hàm lượng đường khá lớn. Nhiều người nghĩ rằng ăn đồ chứa nhiều đường mới gây sâu răng. Nhưng thực ra đây không phải gốc rễ vấn đề. Vi khuẩn được sinh ra do không vệ sinh răng miệng sạch sau khi ăn đồ ngọt mới chính là nguyên nhân gây sâu răng.

Sau khi đường được tiêu hóa, một mảng bám hình thành từ hỗn hợp vi khuẩn cùng nước bọt sẽ hình thành trong miệng. Nếu những mảng bám này tích tụ lên theo thời gian, nước bọt cùng vi khuẩn sẽ gây ra sâu răng từ quá trình men răng bị bào mòn. Từ đó, các lỗ nhỏ trên răng sẽ xuất hiện. Đây chính là giai đoạn đầu của sâu răng.

kẹo sâu răng

Đường trong kẹo ngọt không phải nguyên nhân duy nhất gây sâu răng

Thực tế thì có nhiều loại thực phẩm được tiêu thụ mỗi ngày có chứa carbohydrate. Tuy nhiên, theo quan điểm nhiều người thì đại diện cho nhóm thực phẩm đó chính là kẹo. Ăn kẹo sâu răng chính là chỉ đường trong kẹo sẽ giúp sản sinh ra vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên, ăn kẹo không sâu răng mà cuối cùng chính khả năng ẩn nấp của vi khuẩn mới khiến tăng nguy cơ sâu răng.

2. Những ảnh hưởng của tình trạng sâu răng tới trẻ nhỏ

Tình trạng sâu răng nếu như không sớm được xử lý sẽ gây nhiều nguy hại tới sức khỏe trẻ nhỏ:

– Răng bị sâu sẽ ảnh hưởng tới quá trình ăn uống hàng ngày của trẻ. Việc thực hiện nhau, cắn, xé thức ăn sẽ bị kém hiệu quả. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, …

– Những cơn đau nhức và ê buốt kéo dài dai dẳng tác động không tốt tới việc ăn uống của trẻ. Trẻ sẽ thấy không ngon miệng, chán răng. Lâu ngày, vấn đề dinh dưỡng sẽ không được đảm bảo khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, dễ bị ốm.

– Cảm giác bị đau nhức răng khiến trẻ không thể ngủ ngon giấc, luôn ở trạng thái mệt mỏi.

– Những trường hợp răng sữa bị hỏng nặng cần nhổ bỏ sớm khi chưa tới giai đoạn thay răng sẽ dẫn tới nhiều nguy hại. Điều này sẽ làm quá trình mọc răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng. Răng có thể mọc sau lệch, mọc chen chúc làm khớp cắn ở 2 hàm không còn cân đối.

– Bên cạnh đó, một số trường hợp nghiêm trọng hơn, sâu răng có thể vào tới tủy. Tình trạng viêm tủy, viêm nha chu, áp xe, … sẽ xảy ra. Lâu dần, viêm sẽ lan rộng ra vùng hàm mặt thậm chí gây nhiễm trùng máu.

3. Làm sau để trẻ ăn kẹo không sâu răng?

Sau đây là một số lưu ý về chăm sóc răng miệng giúp trẻ ăn kẹo không sâu răng nếu thực hiện đúng:

3.1 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp

– Cho trẻ ăn những loại kẹo, bánh ít đường, kẹo cao su không đường để hạn chế nguy cơ sản sinh nhiều vi khuẩn.

– Thực đơn hàng ngày của trẻ nên được bổ sung thêm nhiều loại rau củ và trái cây tươi. Nhờ vậy, cơ thể sẽ được cung cấp đủ vitamin, chất xơ, … giúp răng miệng khỏe mạnh.

– Tăng cường thêm những thực phẩm giàu canxi, photpho, vitamin D như thịt, cá, … vào thực đơn.

– Khuyến khích trẻ uống thêm nhiều nước lọc để duy trì độ ẩm trong khoang miệng.

3.2 Thực hiện chế độ chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách

kẹo không sâu răng

Trẻ nên được rèn thói quen vệ sinh răng miệng từ nhỏ để có sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa sâu răng

– Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh răng miệng. Trẻ có thể được dùng miếng gạc sạch, mềm nhúng nước để lau răng, nướu khi còn nhỏ.

– Khi trẻ đã bắt đầu mọc răng, trẻ cần tạp thói quen chải răng mỗi ngày bằng loại bàn chải nhỏ, đầu lông mềm.

– Cha mẹ cần chú ý và đồng hành cùng trẻ để thực hiện vệ sinh răng miệng sao cho phù hợp.

– Lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp so với độ tuổi của trẻ. Mỗi lần sử dụng, ta chỉ lấy một lượng kem vừa phải.

– Súc miệng sạch sau mỗi lần ăn uống để tránh đường, các chất bám lên bề mặt răng.

– Sau khoảng 2-3 tháng, trẻ cần thay bàn chải mới để hạn chế khả năng vi khuẩn tích tụ nhiều và gây nên các ảnh hưởng xấu cho răng miệng.

– Thực hiện thăm khám nha khoa đều đặn, định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa. Thói quen này sẽ giúp tình trạng răng miệng luôn được kiểm soát tốt. Nếu có bất cứ vấn đề gì, bác sĩ cũng có thể xử lý kịp lúc, tránh nghiêm trọng, biến chứng.

Bài viết trên đã cho ta thấy những phương pháp giúp trẻ ăn kẹo không sâu răng. Hy vọng qua đó, các bậc phụ huynh cũng đã lưu lại được những thông tin để hỗ trợ chăm sóc răng miệng của trẻ nhỏ cũng như mọi người trong gia đình tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital