Đứt tay chảy máu là chuyện thường gặp trong đời sống hằng ngày, khi chúng ta sơ ý trong việc nấu nướng hay sử dụng vật sắc nhọn. Vì vậy tìm hiểu cách cầm máu khi bị đứt tay sâu sâu để cầm máu nhanh và tránh bị nhiễm trùng là điều cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu
Đối với người bị đứt tay vết thương lớn, chảy máu nhiều do cắt phải tĩnh mạch hay động mạch, bạn cần chú ý xem máu có thể phun thành tia từ vết thương không, nếu có cho thấy đã cắt trúng động mạch, cần gọi cấp cứu.
Trường hợp vết cắt trúng tĩnh mạch để ngăn chặn nguy cơ chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng trước khi bạn cần lưu ý những điều sau:
– Đè trực tiếp lên vết thương bằng một miếng vải sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu không có vải sạch, bạn có thể dùng ngón tay đè cho đến khi có băng gạc thay thế.
– Nâng tay bị thương cao hơn tim để làm chậm dòng máu chảy.
– Cần chú ý lau rửa vùng xung quanh vết thương trước khi đè ép để tránh nhiễm trùng và trong lúc đè giữ vải, gạc không nên mở lên kiểm tra vì có thể sẽ làm cho vết thương chảy máu trở lại. Trường hợp chảy máu nhiều khiến khăn hoặc vải đã đầy máu, đừng lấy chúng ra mà hãy đè thêm miếng vải sạch khác lên và tiếp tục giữ lực đè vết thương.
– Nếu vết thương sau 10 phút mà vẫn không cầm máu được cần đến bệnh viện để làm các biện pháp sơ cứu cầm máu để tránh mất máu quá nhiều gây choáng và ngất.
Trên đây là cách cầm máu khi bị đứt tay sâu giúp bạn có thể thực hiện dễ dàng, hiệu quả nếu không may gặp nạn. Ngoài ra, đối với những vết thương nhỏ, chúng ta nên xử trí như thế nào? Cùng tiếp tục tìm hiểu ngay dưới đây.
2. Sơ cứu cầm máu đối với vết đứt tay chỉ là vết cắt nhỏ
Những vết đứt tay nhỏ, thường do vỡ các mao mạch, bạn có thể sơ cứu bằng các biện pháp sau:
2.1. Vệ sinh vết thương
Rửa tay sạch bằng xà phòng để loại bỏ vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương.
Rửa lại vết thương bằng oxy già để sát khuẩn một lần nữa, sau bước rửa, bạn nhỏ một vài giọt oxy già lên trực tiếp vết thương để loại trừ vi trùng, vi khuẩn một lần nữa. Oxy già có thể làm cho bạn có cảm giác bị xót nhưng nó có tác dụng sát khuẩn rất tốt.
2.2. Lau khô vết thương
Lau khô khu vực xung quanh vết thương, tránh lau trực tiếp lên vết thương vì nó có thể gây ra đau đớn.
2.3. Sử dụng thuốc mỡ
Sử dụng một ít thuốc mỡ có tác dụng sát trùng và làm dịu và làm lành vết thương nhanh hơn theo tư vấn của bác sĩ.
2.4. Dùng băng y tế băng lại vết thương
Đặt băng cẩn thận trên vết thương và phải chắc chắn rằng phần đệm của băng dán nằm bao trọn vết thương để vi trùng không có cơ hội xâm nhập, sau đó dán băng lại cho kín.
Vết thương sẽ lành nhanh chóng trong 1-2 ngày, với vết thương nặng, dài ngày, bạn cần thay băng dán ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh khu vực này sạch sẽ, an toàn nhất.
Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu là bước sơ cứu ban đầu rất quan trọng để ngăn ngừa mất máu nhiều, hạn chế di chứng và biến chứng sau này. Vì vậy, việc trang bị kiến thức này sẽ giúp chúng ta xử lý khi gặp những trường hợp không may cho bản thân và những người xung quanh.