Xác định rõ các tuần khám thai quan trọng là việc làm vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ bầu và em bé. Vậy các mốc khám này là những mốc nào, mẹ bầu cần lưu ý gì trước mỗi buổi khám thai, khám thai ở đâu an tâm, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao cần thực hiện các tuần khám thai quan trọng?
Có em bé là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các mẹ bầu thiếu kiến thức sinh sản hoặc chủ quan, lơ là trong cả quá trình mang bầu dẫn tới việc có thể xảy ra các biến chứng thai kỳ, các nguy cơ cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé.
Do vậy, Bộ Y tế hiện nay luôn luôn khuyến cáo các mẹ bầu nên nghiêm túc thực hiện tuần khám thai quan trọng nhằm lường trước và phòng tránh các vấn đề sau:
Đối với người mẹ: cần thực hiện tuần khám thai quan trọng với mục đích kiểm tra và phòng tránh các vấn đề sức khỏe, các bệnh lý thai kỳ phổ biển: tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, một số bệnh về tim mạch, thiếu máu,…Đặc biệt cần chú ý với các mẹ bầu có tiền sử bệnh mãn tính, bệnh nền, hay các mẹ mang thai khi tuổi cao, mang thai lần đầu,…
Đối với thai nhi: việc thực hiện tuần khám thai quan trọng giúp mẹ chắc chắn rằng bé yêu của mình vẫn phát triển ổn định và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, khám thai thường xuyên và đều đặn còn giúp mẹ tầm soát và biết cách xử lý nếu có những bất thường xảy ra với em bé của mình. Một số bệnh lý có thể kể đến như: nhiễm trùng ối, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, dị tật bẩm sinh (bệnh Down, hở hàm ếch,…).
2. Điểm danh các mốc khám thai quan trọng?
Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu luôn luôn phải chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cẩn thận để sẵn sàng cho hành trình đón bé yêu chào đời. Mẹ nên thực hiện các mốc khám thai như sau:
2.1. Giai đoạn khám thai lần đầu tiên – khoảng tuần 5 cho tới tuần 8
– Lúc này các bác sĩ cho kiểm tra, xác định xem thai đã vào tử cung hay chưa, phát hiện các bất thường thai nhi (nếu có): thai ngoài tử cung,…
– Xác định tuổi thai và tính ngày dự sinh của em bé.
– Kiểm tra huyết áp, cân nặng chiều cao của mẹ.
2.2. Giai đoạn khám thai tuần 11 cho tới tuần 13
– Bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Double Test, siêu âm đo độ mờ da gáy để tầm soát các bệnh lý về bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi: Down, hội chứng Patau, Edwards,…
– Xét nghiệm máu, đo huyết áp, cân nặng cho mẹ.
2.3. Giai đoạn khám thai tuần 16 cho tới tuần 22
– Nếu mẹ chưa thực hiện làm Double Test ở giai đoạn trước, thì bác sĩ sẽ chỉ định làm Triple Test, để tầm soát các bất thường thai nhi.
– Kiểm tra cân nặng cho mẹ, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu.
2.4. Giai đoạn khám thai tuần 22 cho tới tuần 28
– Siêu âm để tầm soát dị tật thai nhi, kiểm tra hình thái thai nhi, đo lượng ối, kiểm tra vị trí bám của nhau thai,…
– Thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết.
– Tiêm uốn ván lần 1.
– Xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra huyết áp, cân đo cho mẹ.
2.5. Giai đoạn khám thai tuần 28 cho tới tuần 32
– Thực hiện các bước siêu âm, kiểm tra tim thai, sự phát triển các chi
– Ước lượng cân nặng thai nhi.
– Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cho mẹ.
– Tiêm uốn ván lần 2.
2.6. Giai đoạn khám thai tuần 32 cho tới tuần 34
– Siêu âm để đo tim thai, ước lượng kích thước, cân nặng của em bé.
– Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu cho mẹ.
2.7. Giai đoạn khám thai tuần 34 cho tới tuần 36
– Siêu âm thai để kiểm tra sự phát triển của em bé.
– Ước lượng cân nặng thai nhi.
– Kiểm tra thai nhi đã quay đầu hay chưa.
2.8. Giai đoạn khám thai tuần 36 cho tới tuần 39
– Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng bởi ở thời điểm này, mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng để chuyển dạ bất cứ lúc nào. Mẹ nên đi khám thường xuyên 1 tuần/lần để bác sĩ siêu âm, đo tim thai, làm các xét nghiệm cần thiết để chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn”.
– Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ nên sinh thường hay sinh mổ, dựa trên các yếu tố: chiều cao cân nặng của mẹ, trọng lượng thai nhi, vị trí em bé nằm thuận hay không thuận, đánh giá khung xương chậu,…
2.9. Những việc mẹ bầu cần lưu ý ở các tuần khám thai quan trọng là gì?
Để sẵn sàng thực hiện tuần khám thai quan trọng, mẹ bầu đặc biệt cần chú ý tới những điều sau
– Chủ động tìm hiểu, ghi nhớ lịch để kịp thời thực hiện các mốc khám thai quan trọng.
– Chuẩn bị tinh thần và sức khỏe tốt trước mỗi buổi khám thai. Lưu ý: không ăn sáng trước khi làm xét nghiệm máu, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, uống nhiều nước, nhịn tiểu trước mỗi buổi cần làm xét nghiệm nước tiểu,…
– Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong mỗi buổi khám thai.
– Mặc trang phục thoải mái, gọn gàng khi đi khám thai.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà mẹ bầu cần nắm được để có một hành trình thai sản mạnh khỏe, hạnh phúc. Nếu mẹ đang tìm kiếm một địa chỉ khám thai uy tín thì Thu Cúc – TCI sẽ là một địa chỉ mẹ có thể tham khảo. Đến với quy trình thực hiện khám thai tại Thu Cúc – TCI, mẹ bầu luôn được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thăm khám, tư vấn kỹ càng, chi tiết, giúp mẹ bầu hoàn toàn hài lòng và an tâm. Ngoài ra, Thu Cúc – TCI còn có rất nhiều các chương trình ưu đãi, giảm giá cho các mẹ bầu khi mua gói Thai sản 8 tuần, 12 tuần, 16 tuần…Lịch khám cụ thể sẽ được nhắc liên tục để tránh việc mẹ bầu bỏ lỡ mất các mốc khám quan trọng trong cả thai kỳ.