Các thực phẩm tốt cho dạ dày là những thực phẩm nào. Có thể nói đây là vấn đề luôn được mọi người quan tâm đến, đặc biệt là những người mắc bệnh dạ dày. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và giúp việc điều trị bệnh nhanh có hiệu quả hơn. Vậy cùng tìm hiểu thêm các thông tin dưới đây để có một chế độ ăn phù hợp nhất nhé
Menu xem nhanh:
1. Các thực phẩm tốt cho dạ dày
1.1. Chuối
Chuối là một trong những thực phẩm rất tốt cho dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giúp giảm viêm. Chuối là một trong các loại trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng cực tốt; bên cạnh đó hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin trong chuối còn có lợi đối với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
1.2. Cơm – các thực phẩm tốt cho dạ dày
Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích nhiều acid tiết ra trong dạ dày; đồng thời giúp làm giảm cơn đau dạ dày. Đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai cũng có tác dụng tương tự… Lưu ý các loại thực phẩm thô chưa được tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu… giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá mặc dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khó tiêu hoá đối với người đang có bệnh lý dạ dày.
1.3. Bánh mì
Bánh mì là cũng là một trong những lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên tại thời điểm đang bị dạ dày tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khỏe mạnh hơn.
1.4. Canh/Súp
Canh/ súp là những thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây “áp lực” lên hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều ở các thực phẩm này sẽ giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày giúp người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .
1.5. Nước ép táo
Nước ép táo là một trong những thức uống dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng. Thành phần chất xơ hoà tan pectin có trong táo giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa bệnh tiêu chảy và táo bón.
1.6. Nước dừa
Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung những thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng nước mất sau khi bị tiêu chảy, nôn ói.
1.7. Sữa chua
Trong sữa chua có nhiều probiotic, enzyme giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, và tăng sức đề kháng. Có nhiều ý kiến về việc không nên dùng sữa chua khi mắc bệnh lý đau dạ dày, nhưng thực tế là sữa chua không béo sẽ giúp giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu ăn với lượng ít để theo dõi phản ứng của cơ thể và điều chỉnh sao cho phù hợp.
1.8. Trà thảo dược
Đa số các loại trà thảo dược sẽ giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn chặn các chứng như khó chịu bụng, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng cải thiện viêm nhiễm gây ra.
1.9. Gừng – các thực phẩm tốt cho dạ dày
Gừng có thể giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Hoàn toàn có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày bằng cách uống trà gừng hay chế biến gừng với các món ăn trong bữa cơm.
1.10. Đậu bắp
Trong đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác, đặc biệt chất nhầy trong đậu bắp sẽ giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hiệu quả trong việc làm lành các vết viêm loét ở dạ dày.
1.11. Nghệ và mật ong
Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc rất tốt trong điều trị bệnh lý về dạ dày. Nghệ giúp chống viêm, giảm tiết dịch vị. Còn mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid trong dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
1.12. phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, canxi, sắt, kẽm, magie
Những chất này thường có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần bổ sung để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh dạ dày- tá tràng.
2. Thực phẩm nên tránh khi đau dạ dày
Khi mắc bệnh dạ dày bạn cần tránh một số loại thực phẩm như sau:
– Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu bia, cà phê, trà; các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng…; món ăn nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn chứa các chất bảo quản,….
– Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua như cam, chanh, quýt, xoài, cóc, khế…; thực phẩm chua như kim chi, dưa muối, cà muối..
– Thực phẩm gây ợ hơi, chướng bụng: Dưa cà muối, hành, cần tây… các loại nước ngọt và nước có ga….
3. Ăn uống đúng cách khi bị đau dạ dày
Ăn uống là một phần đóng góp rất quan trọng trong việc điều trị hiệu quả bệnh dạ dày. Vậy nên người bệnh cần duy trì thói quen ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để quá trình điều trị bệnh nhanh đạt hiệu quả
– Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp thay vì các món chiên rán khó tiêu hóa và hấp thu hơn.
– Tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, và tiêu hoá dễ dàng hơn.
– Nên chia nhỏ thành các bữa ăn trong ngày, không ăn quá no trong một bữa.
– Không để bụng quá đói khiến dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, tăng cọ xát làm cơn đau nặng hơn.
– Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Nên ăn thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa và hấp thu.
– Không nên bỏ bữa, ăn đúng giờ giấc
– Không được nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
Bài viết trên đây đã giúp người bệnh biết rõ được các thực phẩm tốt cho dạ dày cũng như chế độ ăn uống hợp lý trong hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Từ đó giúp ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất. Bạn hãy cố gắng thực hiện theo để có một sức khỏe tốt cho bản thân nhé.