Thì là, cải bắp, lá mơ… là các loại rau người bị đau dạ dày nên ăn. Những loại rau này không chỉ cung cấp chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể mà còn giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, giúp làm giảm áp lực cho dạ dày. Dưới đây là các loại rau người bị đau dạ dày nên ăn hằng ngày.
Menu xem nhanh:
1. Các loại rau người bị đau dạ dày nên ăn
1.1. Rau cần tây
Hàm lượng lớn chất xơ, các vitamin A, C, K và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, magie, photpho,… có trong rau cần tây giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, kiểm soát lượng axit dịch vị. Từ đó có thể cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra.
1.2. Rau tía tô
Trong thành phần của lá tía tô có chứa các dưỡng chất giúp làm lành vết thương ở niêm mạc dạ dày, điều tiết axit trong dịch vị, giúp cải thiện những cơn đau dạ dày hiệu quả.
1.3. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là một loại rau chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Giúp nhuận tràng, làm ổn định hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
1.4. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay bông cải xanh là loại rau có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm đau bụng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
1.5. Rau thì là
Trong thành phần của rau thì là có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C và chất chống oxy hóa flavonoid. Hoạt chất này giúp giảm viêm, làm dịu cơn co thắt dạ dày, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây bệnh.
1.6. Rau bắp cải
Rau bắp cải có chứa rất nhiều vitamin C, K, B6, U, folate, vitamin, sắt, canxi, magie, kali…Có tác dụng giúp chống viêm loét, làm lành những tổn thương và bảo vệ thành dạ dày hiệu quả. Chính vì vậy những trường hợp bị viêm loét dạ dày ruột hoặc trào ngược dạ dày nên thường xuyên bổ sung rau bắp cải vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày để giúp bệnh tình được cải thiện.
1.7. Rau mùi tây
Rau mùi tây có chứa rất nhiều vitamin A, B, C, sắt, canxi, kali,… Giúp kháng viêm, giảm đau, làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng,…do dạ dày gây ra
1.8. Rau chân vịt
Đây là loại rau có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, E, K, sắt, canxi, folic, omega 3, flavonoid,… Giúp điều trị bệnh trào ngược dạ dày, giảm tình trạng viêm loét, giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
1.9. Lá mơ
Trong thành phần của lá mơ có chứa rất nhiều hoạt chất giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm tại vùng niêm mạc dạ dày và cải thiện tình trạng trào ngược hiệu quả. Người bệnh có thể uống nước lá mơ hoặc ăn sống sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong dạ dày.
1.10. Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh là loại rau có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K, axit nicotinic, carotene, albumin,… Những thành phần này giúp điều tiết dịch vị axit, chống trào ngược, làm ổn định hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột và hỗ trợ làm giảm những cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng.
2. Đau dạ dày không nên ăn rau gì?
Bên cạnh những loại rau mà người đau dạ dày nên bổ sung. Cũng có một số loại rau củ quả mà người bệnh nên hạn chế sử dụng:
– Rau bạc hà, rau húng chó: Các loại rau thơm như rau bạc hà, rau húng chó sẽ làm lỏng các cơ cơ khí ở thực quản, khiến nồng độ axit trong dạ dày gia tăng. Do đó người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều loại rau này.
– Cà chua: Đây là một loại thực phẩm có chứa nhiều axit dễ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị. Do đó người bệnh bị đau dạ dày cũng không nên ăn quá nhiều cà chua bởi nó sẽ dễ dẫn đến tình trạng nóng ruột, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản,…
– Hành tây sống: Hành tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên lại có thể gây đau bụng cho người bệnh. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.
3. Đau dạ dày cần lưu ý gì khi ăn rau?
Bên cạnh việc xác định được loại rau gì tốt cho dạ dày thì việc sử dụng đúng cách cũng rất quan trọng. Vì vậy dưới đây là những lưu ý quan trọng khi ăn rau đối với người đau dạ dày:
– Khi chế biến các món từ rau xanh, bạn nên ăn ngay, không nên để trong tủ lạnh đến bữa hôm sau. Vì khi đó các dưỡng chất có trong rau sẽ bị mất đi hoặc bị ôi thiu.
– Khi chế biến các món rau, không nên đun nấu quá lâu vì sẽ khiến các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi.
– Người bệnh nên chế biến những món luộc, hấp thay vì xào nấu quá nhiều dầu mỡ.
– Không ăn các loại rau muối chua, lên men vì dễ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
– Nên thay đổi các loại rau hàng ngày để bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trên đây là các loại rau người bị đau dạ dày nên ăn hàng ngày để cải thiện sớm tình trạng bệnh. Ngoài việc ăn uống khoa học, người bệnh đau dạ dày cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn nhiều cùng lúc để giảm áp lực cho dạ dày, giúp dạ dày sớm khỏi bệnh.