Thực quản là bộ phận phía trên của ống tiêu hóa, có tác dụng “vận chuyển” thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Do thói quen ăn uống độc hại, hút thuốc, mắc trào ngược dạ dày,… khiến các khối u ác tính xuất hiện ở niêm mạc thực quản. Về lâu dài, khối u xâm nhập vào sâu trong thành thực quản và gây ung thư. Để phòng bệnh hiệu quả, xét nghiệm tầm soát ung thư thực quản là việc làm cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát ung thư thực quản phù hợp với những đối tượng nào?
Ung thư thực quản xuất phát từ các tế bào “ác tính” của lớp niêm mạc bên trong thực quản. Các khối u sẽ lan rộng trên lớp cơ của thực quản trước khi chúng di căn đến các hạch bạch huyết và phổi, gan.
Theo nghiên cứu, những người trên 50 tuổi đều có nguy cơ mắc ung thư thực quản. Ngoài ra:
– Những người có thói quen lạm dụng rượu, bia và thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 8 – 10 lần so với người bình thường.
– Những người mắc bệnh thừa cân, béo phì.
– Người mắc bệnh lý về thực quản, nhất là bệnh viêm loét thực quản kéo dài.
– Những người mắc trào ngược lên thực quản hay gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có nguy cơ mắc bệnh.
– Những người ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất béo, thiếu chất vitamin A, B2, C, ăn nhiều thực phẩm chứa nitrosamin,…
– Người từng có tiền sử mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu mặt cổ.
Nếu bạn thuộc nhóm những đối tượng kể trên thì hãy nhanh chóng tìm tới các bệnh viện lớn để sàng lọc ung thư thực quản càng sớm càng tốt.
2. Các chỉ số phổ biến trong xét nghiệm tầm soát ung thư thực quản
Xét nghiệm tầm soát ung thư thực quản hiện nay thường dựa vào nồng độ SCC, CA 72 – 4, CEA trong máu. Cụ thể:
2.1. Chỉ số SCC
SCC là tên viết tắt của kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy Squamous Cell Carcinoma Antigen. Đối với một người khỏe mạnh, chỉ số SCC dao động trong khoảng 2.0ng/ml, con số này sẽ tăng bất thường trong trường hợp người bệnh mắc ung thư thực quản và ung thư vòm họng.
Theo đó, có tới 40% những người mắc ung thư thực quản có chỉ số SCC tăng cao. Tuy nhiên, mức độ tăng sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, cụ thể:
+ Giai đoạn đầu tăng 27%.
+ Giai đoạn II tăng 20 – 40%.
+ Giai đoạn III tăng 39 – 61%.
+ Giai đoạn IV tăng 45 – 50%.
Bên cạnh xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng, nồng độ SCC còn được sử dụng trong sàng lọc ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang,…
2.2. Chỉ số CA 72 – 4
CA 72 – 4 là một dạng kháng nguyên do tế bào trong cơ thể sản xuất, chúng được tìm thấy nhiều trong dạ dày của con người. Vì vậy, trong máu của chúng ta chứa rất nhiều kháng nguyên này.
Ở người bình thường, định lượng CA 72 – 4 sẽ thấp hơn 6,9 μg/ml, nồng độ CA 72-4 có thể tăng nhẹ đối với những người hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích. Trong trường hợp nồng độ CA 72 – 4 tăng quá cao ở 35 – 52%, người bệnh có thể mắc ung thư đường mật. Tăng từ 17 – 35% khi mắc ung thư tuyến tụy và tăng ở mức 4 – 25% trong trường hợp mắc ung thư thực quản.
2.4. Chỉ số CEA
CEA là một dạng kháng nguyên có nồng độ rất thấp ở trong máu. Chỉ số CEA chỉ tăng cao bất thường trong trường hợp có sự xuất hiện của ung thư tế bào biểu mô, đặc biệt là các bệnh ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi, tuyến tuỵ,…
Ngoài ra, giá trị CEA sẽ tăng khoảng 50 – 70% trong trường hợp mắc ung thư biểu mô dạ dày, thực quản, tụy, phổi, buồng trứng, tuyến giáp thể tủy,… Tuy nhiên, giá trị CEA cũng có khả năng tăng cao trong một số bệnh lành tính ở người. Gây ra hiện tượng dương tính giả như bệnh viêm phổi, khí phế thũng, viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, bệnh vú lành tính,…
3. Các phương pháp tầm soát ung thư thực quản khác
Để đảm bảo kết quả tầm soát ung thư có độ chính xác cao, bên trong gói tầm soát ung thư thực quản sẽ có thêm những hạng mục chẩn đoán hình ảnh. Ví dụ như:
– Chụp cắt lớp (CT Scanner): Là phương pháp tầm soát ung thư thực quản thông qua chẩn đoán hình ảnh. Chụp cắt lớp giúp bác sĩ quan sát vị trí, và kích thước khối u.
– Sinh thiết: Được chỉ định khi bác sĩ có nghi ngờ mắc ung thư thực quản cao.
– Chụp X-quang: Thường được áp dụng đối với những trường hợp không thể nội soi. Phương pháp này được áp dụng bằng cách chụp lại toàn bộ khu vực ngực bụng của bệnh nhân.
– Nội soi thực quản: Nội soi là phương pháp tầm soát ung thư thực quản chính xác và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Thông qua 1 ống mềm được khử trùng 1 chiều, có đèn nội soi qua đường mũi, miệng của bệnh nhân tới đường dẫn khí. Bác sĩ có thể quan sát vị trí, kích cỡ khối u trong thực quản người bệnh.
Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI hiện là địa chỉ tầm soát ung thư tin cậy của hàng trăm khách hàng. Tại đây, bên cạnh gói khám với đầy đủ danh mục thiết yếu, được xây dựng từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu Singapore. Khách hàng sẽ được trực tiếp sàng lọc ung thư thông qua phương pháp NBI 5P – công nghệ nội soi đến từ Nhật Bản. Với ống nội soi kích thước nhỏ, không đau – không khó chịu, 2 bước sóng 540nm và 415 nm giúp dễ dàng tìm ra dấu hiệu bất thường.
Kết luận lại, việc chủ động xét nghiệm tầm soát ung thư thực quản là việc làm cần thiết. Giúp mọi người nắm bắt thể trạng sức khỏe, tự tin khỏe mạnh, yêu đời và vui vẻ hơn!