Viêm chân răng là một bệnh lý thường thấy trong nha khoa, hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn tới mất răng. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cần tới ngay các cơ sở nha khoa để được tư vấn các cách trị viêm chân răng hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Viêm chân răng là bệnh gì?
Viêm chân răng là bệnh lý có liên quan đến các tổ chức quanh răng do vi khuẩn tấn công mạnh mẽ gây sưng, viêm. Bệnh có thể hình thành ở bất kỳ đối tượng nào nếu vệ sinh răng miệng kém khoa học. Khi bị viêm chân răng, người bệnh thường gặp phải tình trạng:
– Chân răng bị sưng, tấy bất thường
– Xuất hiện các cơn đau nhức, âm ỉ khó chịu
– Cơn đau nặng thêm theo mức độ của bệnh hoặc khi ăn nhai
– Lợi đỏ tấy, dễ bị chảy máu nếu ấn nhẹ tay vào
– Xuất hiện các ổ mủ, dịch mủ bất thường ở chân răng, kẽ răng
– Có mùi hôi, mùi khó chịu kéo dài trong khoang miệng
Bệnh viêm chân răng được chia thành hai dạng chính là viêm chân răng cấp tính và viêm chân răng mạn tính. Viêm chân răng cấp tính thường biểu hiện thành các cơn đau dữ dội, dễ hình thành biến chứng. Viêm chân răng mạn tính có biểu hiện kéo dài liên tục nhưng càng để lâu thì càng khó điều trị.
2. Nguyên nhân nào gây bệnh viêm chân răng?
Viêm chân răng hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Mảng bám, cao răng tạo môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển gây bệnh.
– Mất cân bằng dinh dưỡng khiến sức khỏe răng miệng giảm sút, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.
– Mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng do thiếu nước, sử dụng thuốc kháng sinh…
– Bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng…
Xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu bệnh lý.
3. Cách trị viêm chân răng áp dụng tại nha khoa
Cách tốt nhất để điều trị viêm chân răng chính là tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được điều trị với bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ bệnh để đưa ra các phương án điều trị phù hợp nhất với người bệnh.
Tại nha khoa, một số phương pháp sau đây thường được áp dụng để điều trị bệnh viêm chân răng:
– Cạo vôi răng, loại bỏ cao răng, mảng bám hình thành các ổ vi khuẩn gây bệnh.
– Sử dụng kháng sinh, kháng viêm để khắc phục tình trạng viêm ở nướu và chân răng.
– Loại bỏ ổ viêm, tổ chức mô nướu, chân răng bị viêm.
– Dẫn lưu khối mủ đối với trường hợp bị viêm chân răng biến chứng áp xe.
– Chữa tuỷ răng đối với trường hợp viêm chân răng ăn sâu vào tuỷ.
– Cắt cuống răng, loại bỏ các ổ nhiễm trùng ở cuống răng bị viêm.
– Nhổ răng đối với trường hợp viêm chân răng quá nặng, không thể khắc phục được bằng các phương pháp thông thường khác.
4. Cách điều trị viêm chân răng tại nhà
Một số mẹo có thể giúp khắc phục, làm giảm các triệu chứng sưng đau khi bị viêm chân răng có thể áp dụng như:
– Súc miệng bằng nước muối loãng, nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch súc miệng.
– Súc miệng với dung dịch chanh muối hoặc thoa nước chanh tươi lên chân răng để làm giảm sưng, viêm.
– Thoa một chút mật ong tự nhiên lên vùng chân răng, nướu răng bị viêm để giảm đau, giảm sưng tấy.
– Nghiền nhỏ tỏi, thoa đều lên vùng chân răng bị viêm để giảm đau, sưng.
– Súc miệng bằng nước trà xanh để xoa dịu cảm giác đau, nhức do bệnh viêm chân răng gây ra.
Ngoài ra, một chế độ vệ sinh răng miệng khoa học cũng góp phần làm giảm hoặc hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh viêm chân răng tại nhà. Do đó, người bệnh cần vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa hình thành mảng bám. Vệ sinh kỹ tất cả các mặt của răng và mặt lưỡi để giữ khoang miệng thơm tho. Đồng thời, thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để có thể chủ động phòng và điều trị các bệnh lý khi chỉ mới ở giai đoạn khởi phát hoặc mức độ nhẹ.
Cách trị viêm chân răng hữu ích nhất chính là việc phòng và ngừa mắc bệnh lý. Do đó, mỗi người cần xây dựng cho bản thân ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hoa học. Đồng thời, thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để có thể chủ động phòng và điều trị các bệnh lý khi chỉ mới ở giai đoạn khởi phát hoặc mức độ nhẹ.