Vào mùa lạnh con người rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt ở người già và trẻ em, sức đề kháng kém khó có thể thích nghi với khí hậu lạnh. Vì vậy, chúng ta cần phải biết về biện pháp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp thường gặp vào mùa lạnh.
Menu xem nhanh:
Phòng ngừa các bệnh cúm
Bệnh cúm rất dễ bùng phát, đặc biệt vào những lúc thời tiết lạnh giá, loại bệnh này dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là trong các phòng kín, tập trung đông người như phòng học, phòng họp, nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị…
Mọi người nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh cúm: đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng, cơ quan, trường học. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với đồ vật như tay cầm chốt cửa, vòi nước, trao đổi tiền khi mua bán, đi vệ sinh, dụng cụ lao động… Giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, ngực; Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý.
Ngoài ra, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là cách để nâng cao sức đề kháng, giúp phòng ngừa bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng như: sổ mũi hắt hơi, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị cúm:
Thông thường người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước là có thể khỏi bệnh. Một số loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng như Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên không được dùng aspirin. Tắm nước ấm và sử dụng miếng dán nóng để thư giãn cơ bắp, chống mệt mỏi. Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm giảm đau họng. Với các trường hợp bị cúm nặng hoặc có nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus.
Phòng ngừa các bệnh phổi, phế quản
Các bệnh về phổi, phế quản là nhóm các bệnh về đường hô hấp thường gặp trong mùa lạnh.
Cơ thể nhiễm lạnh khiến đường hô hấp trên bị tổn thương và gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi. Do đó cần đề phòng các bệnh thường gặp như sau :
Viêm phế quản cấp: Thời tiết lạnh là thời điểm dễ phát tác bệnh viêm phế quản cấp, do các lọa virus. Đối với viêm phế quản cấp cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là cổ và ngực. Khi đã nhiễm bệnh cần điều trị tích cực bằng kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao đề kháng giúp phòng tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết cho người bệnh.
Hen phế quản: người bệnh rất nhạy cảm với các yếu tố kích thích như nhiệt độ lạnh, bụi, khói thuốc, vi khuẩn, thuốc chữa bệnh…Cách phòng tránh bệnh chủ yếu là tránh các yếu tố gây bệnh như: tránh để cơ thể nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi, nấm mốc… sử dụng khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Khi cơn hen đã xảy ra, người bệnh cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, nhanh chóng cắt cơn hen, ngăn ngừa cơn hen phát triển thành ác tính.
Giãn phế quản: thời tiết lạnh ẩm, rất dễ mắc các bệnh giãn phế quản ướt hay giãn phế quản xuất tiết, với những triệu chứng như: ho khạc nhiều đờm, ngứa rát họng,… Nhiệt độ lạnh chính là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết, niêm dịch gây ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Phòng chống bệnh giãn phế quản bằng cách chống lạnh, mặc đủ ấm, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ngày 2-3 lần vào mắt, mũi.
Trên đây là các bệnh về đường hô hấp thường gặp vào mùa lạnh, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên tìm đến bệnh viện uy tín để được khám, và điều trị kịp thời dứt điểm.