Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV, viêm gan B/C, viêm âm đạo… là những căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Đặc biệt, nhiều người mắc bệnh có tâm lý lo sợ và cảm thấy ngại đi khám trực tiếp, dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình điều trị.
Menu xem nhanh:
1. Các dấu hiệu bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cần đi khám sớm
Nếu bạn đã có giao hợp không sử dụng biện pháp bảo vệ thì hãy chú ý đến những biểu hiện sau đây để nhanh chóng phát hiện bản thân có bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục hay không:
– Âm đạo hoặc dương vật có dịch mủ tiết ra bất thường.
– Ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường ở hậu môn hoặc cơ quan sinh dục.
– Đi tiểu bị đau, rát, xót, tần suất đi tiểu tăng lên đột biến dù lượng nước sử dụng là bình thường.
– Bụng dưới bị đau, khó chịu nhưng không phải kì kinh nguyệt.
– Các u nhọt, mụn cóc hoặc các vết nổi hạch ở vùng bẹn, các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, có lốm đốm đỏ trên da.
– Đau hoặc có ra máu khi quan hệ.
Nếu bạn gặp một trong những triệu chứng này, bạn cần đến phòng khám, bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng và ngăn ngừa lây lan bệnh cho người khác.
2. Điểm danh các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục phổ biến nhất
2.1. Bệnh lậu
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất phải kể tên bệnh lậu. Bệnh xuất hiện nhiều ở độ tuổi thanh thiếu niên, do quan hệ tình dục không an toàn và thiếu kiến thức về sức khỏe sinh lý. Vi khuẩn lậu lây lan thông qua hoạt động giao hợp và có thể dẫn đến nhiều nguy cơ lây nhiễm cho các bạn tình.
Nguyên nhân chính dẫn đến bị bệnh lậu là do quan hệ tình dục không cùng biện pháp an toàn. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh lậu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nếu bệnh nhân không tuân thủ đầy đủ quy trình điều trị hoặc có thói quen quan hệ tình dục không an toàn với người đang có sẵn vi khuẩn lậu trong người.
2.2. Giang mai
Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đang được coi là mối đe dọa sức khỏe công cộng. Bệnh này được gây ra bởi vi khuẩn Pallidum, chỉ tồn tại trong cơ thể con người và lây lan từ người này sang người khác thông qua hành vi tình dục không an toàn.
Bệnh giang mai thường phát triển theo từng giai đoạn, kéo dài trong một thời gian dài. Do đó, người bệnh cần phải nắm rõ các triệu chứng của từng giai đoạn để nhận biết bệnh và điều trị kịp thời.
Cụ thể, bệnh giang mai có ba giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 1: Xuất hiện một hạch to hơn các hạch khác trong vùng bẹn, có thể mất sau 1 tuần.
– Giai đoạn 2: Xuất hiện các nốt hồng trên lưng, mạn sườn, tứ chi, có thể không đau hay ngứa nhưng chứa dịch mủ chứa vi khuẩn.
– Giai đoạn 3: Vi khuẩn đã xâm nhập vào các cơ quan nội tạng, gây ra nhiều biến chứng và có thể kéo dài từ 3-5 năm. Trong giai đoạn này, người bệnh không thể lây nhiễm cho người khác. Triệu chứng ngoài da thường bao gồm củ GM và gôm.
2.3. Viêm âm đạo
Bệnh viêm âm đạo có nguyên nhân từ nhiều loại nấm khác nhau, nhưng loại nấm Candida albicans chiếm tới 80% trường hợp mắc bệnh. Loại nấm này thường ký sinh trên da và bên trong âm đạo của phụ nữ.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do môi trường âm đạo có đặc thù ẩm ướt, độ pH bởi nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự không cân bằng. 1 số yếu tố gây bệnh mà bạn có thể không ngờ tới:
– Thường xuyên sử dụng các dung dịch rửa phụ khoa, thuốc phụ khoa không đúng cách.
– Mang thai khiến cho nồng độ ph trong âm đạo thay đổi.
– Thường xuyên căng thẳng, ngửi hoặc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại từ sơn móng tay, sơn nhà,..
– Hệ thống miễn dịch suy yếu.
Các triệu chứng của bệnh viêm âm đạo thường bao gồm: ngứa, khô, đau rát và chảy dịch âm đạo. Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh viêm âm đạo, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chăm sóc và duy trì sức khỏe vùng “tam giác vàng” đúng cách cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tái phát.
2.4. HIV
Mặc dù đã được phát hiện từ rất sớm, nhưng HIV vẫn là một căn bệnh toàn cầu gây ra nhiều lo ngại. Hiện các chuyên gia y tế vẫn đang nghiên cứu cách điều trị dứt điểm căn bệnh này nhưng chưa có kết quả khả quan. HIV thường trải qua bốn giai đoạn chính của bệnh:
– Giai đoạn 1: Giai đoạn sơ nhiễm, còn gọi là giai đoạn “cửa sổ”. Sau khi xâm nhập vào cơ thể trong khoảng 1-2 tháng, có từ 70-90% người sẽ trải qua các triệu chứng giống như bệnh cúm, bao gồm sốt lên đến 38-39 độ, đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau cơ khớp. Có thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện đi kèm như viêm sưng bộc phát tại nền da và cơ khớp.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, cơ thể không có biểu hiện gì bên ngoài. Virus HIV vẫn phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh sẽ làm giảm đi một lượng virus HIV trong máu.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn cận AIDS, không có nhiều biến chuyển. Cơ thể dần yếu đi, bệnh nhân có thể mắc các triệu chứng như: viêm xoang, viêm amidan, viêm cầu họng, nhiễm khuẩn, mẩn ngứa, phát ban, nấm móng,…
– Giai đoạn 4: Giai đoạn AIDS cuối cùng, biểu hiện lâm sàng là các rối loạn suy giảm miễn dịch. Người bệnh sẽ bị suy kiệt sức lực, sốt kéo dài trên 1 tháng đi kèm những nốt hạch trên người, hiện tượng thường thấy nhất là tiêu chảy dài cũng như sự sút cân mạnh. Khi đó, người bệnh đối diện với nguy cơ tử vong là rất cao vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác sẽ tàn phá sức khỏe cơ thể.
2.5 Herpes sinh dục
Các dấu hiệu như ngứa ngáy, đau khi đi tiểu, lở loét, bung rộp ở cơ quan sinh dục thường là biểu hiện của bệnh Herpes sinh dục. Bệnh này được gây ra bởi 1 loại virus có tên là Herpes Simplex. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể mắc phải các biến chứng như viêm loét kèm theo đau đớn kéo dài.
Bệnh Herpes sinh dục cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác như: HIV, lậu, giang mai,..
Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc bệnh Herpes sinh dục, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị sớm. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tình dục là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh.
2.6 Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là bệnh tình dục thường gặp ở nữ giới. Bệnh này là kết quả của không giữ gìn vệ sinh trong quá trình kinh nguyệt và quan hệ tình dục. Đặc biệt, bệnh có thể gặp ở những trường hợp: sảy thai, sau sinh nở, sau khi sử dụng phương pháp kế hoạch hóa gia đình.
Viêm cổ tử cung gây ra mất bóng lớp tế bào trên bề mặt cổ tử cung, dẫn đến tăng tiết dịch và gây ra các triệu chứng viêm nhiễm kéo dài. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì vệ sinh tốt trong quá trình kinh nguyệt và quan hệ tình dục có thể giúp phòng ngừa và điều trị bệnh này.
3. Làm gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục?
Bảo vệ sức khỏe tình dục là điều rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh lý ở vùng nhạy cảm. Để phòng tránh, bạn cần có kiến thức cơ bản về sức khỏe giới tính / tình dục và ý thức được việc cần bảo vệ bản thân. Dưới đây là một số lưu ý hữu ích giúp bạn có đời sống tình dục lành mạnh, an toàn:
– Giữ trung thực và hạn chế số lượng đối tác tình dục, tránh quan hệ tình dục bừa bãi đặc biệt là với những người có nguy cơ cao như gái mại dâm.
– Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, đặc biệt là bao cao su để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
– Thực hiện vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau mỗi lần quan hệ.
– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa / nam khoa định kỳ, ít nhất là 6 tháng/lần, để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Với những lưu ý trên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bảo vệ được sức khỏe tình dục của mình. Hãy thường xuyên tìm hiểu và cập nhật kiến thức về sức khỏe tình dục để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Để được tư vấn chi tiết về các gói khám sức khỏe phụ khoa / nam khoa, hãy để lại thông tin để được Thu Cúc TCI hỗ trợ kịp thời.