Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để khắc phục khuyết điểm của răng trong đó bọc răng sứ là một phương pháp được khách hàng ưa chuộng hơn cả. Vậy bọc răng sứ là gì và quy trình được thực hiện như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về bọc răng sứ
1.1 Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng, khắc phục những nhược điểm như: màu răng ố vàng, răng có kẽ hở, răng thưa,….. bằng việc thực hiện mài cùi răng thật và bọc răng sứ giả bên ngoài. Lớp răng này có màu sắc tự nhiên và độ bền cao. Không những đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường, bọc răng sứ còn giúp bạn tự tin với hàm răng trắng sạch sẽ và nụ cười rạng rỡ.
1.2 Đối tượng phù hợp bọc răng sứ
Bệnh nhân thực hiện bọc răng sứ khi có những vấn đề về răng như:
– Răng bị thưa, hô, móm hoặc lệch lạc ở mức nhẹ.
– Răng xỉn màu, ngả vàng, đã thực hiện tẩy trắng nhưng không được.
– Hình dạng răng không đồng đều về kích thước.
– Răng bị gãy, vỡ, sứt mẻ,….
Bên cạnh đó, việc bọc răng sứ không quy định độ tuổi, miễn là bạn đã mọc đủ răng vĩnh viễn. Vì nếu đang trong giai đoạn thay răng mà thực hiện bọc răng sứ sẽ gặp những biến chứng như viêm lợi, tổn thương tủy, tuổi thọ răng….
2. Quy trình bọc răng sứ
2.1 Thăm khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành khám tổng quát răng cho bạn để đánh giá tình hình răng miệng tổng quan sau đó đưa bạn đi chụp X-quang. Từ kết quả của việc khám và chụp X-quang, bác sĩ có thể tư vấn cụ thể việc bọc răng sứ cho bệnh nhân.
2.2 Vệ sinh răng miệng và sửa soạn răng cần điều trị
Bạn sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đặc biệt ở khu vực bọc răng sứ.
2.3 Gây tê và thực hiện mài cùi
Bệnh nhân được thực hiện gây tê để không bị khó chịu trong quá trình mài răng, sau đó bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt để mài một chút bề mặt răng. Tại các cơ sở nha khoa uy tín, tỷ lệ mài được tính toán kỹ lưỡng và vô cùng cẩn thận để giúp răng thật được bảo tồn tối đa.
2.4 Lấy dấu hàm, thiết kế răng sứ
Bác sĩ lấy dấu hàm để gửi cho Labo thiết kế răng. Để bảo đảm cho quá trình ăn nhai và tính thẩm mỹ không bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ được gắn tạm răng. Bạn sẽ được hẹn lịch đến gắn răng hoàn chỉnh.
2.5 Gắn mão sứ lên răng
Sau khi răng từ phòng Labo gửi về sẽ được gắn lên răng của bạn. Bác sĩ sẽ quan sát xem khi gắn vào có bị cộm hay có bất cứ vấn đề gì không. Khi khách hàng đã cảm thấy ưng ý, răng sẽ được gắn cố định lên. Ngược lại, nếu răng chưa vừa ý khách hàng, sẽ được gửi lại phòng Labo để điều chỉnh.
2.6 Hướng dẫn và hẹn lịch tái khám
Khi quá trình bọc răng sứ đã được hoàn tất, bác sĩ sẽ dặn dò kỹ lưỡng bạn cách thức chăm sóc để không gây ra những tổn thương và bảo tồn răng được tối đa. Cuối cùng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám khoảng 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng cũng như kiểm tra tình hình răng sứ.
3. Lưu ý sau khi bọc răng sứ
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng bàn chải mềm, có kích thước phù hợp trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy và sau 3 bữa ăn.
– Để việc chăm sóc răng toàn diện hơn, nêu kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn được vi khuẩn còn sót lại.
– Trong khoảng 1 – 2 tuần đầu sau khi bọc răng sứ, nên ăn những thực phẩm mềm, hạn chế ăn những thực phẩm quá dai hoặc cứng khiến cho răng bị sứt mẻ hoặc lệch lạc. Bên cạnh đó, cũng nên tránh những thực phẩm ít tạo màu và axit, đồ ăn quá nóng hay lạnh, đồ uống ngọt, có ga, cà phê….
– Lưu ý sau khi bọc răng sứ có cảm giác đau nhức, không thực hiện được chức năng ăn nhai,…. cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra kỹ lưỡng.
– Nếu bạn có thói quen nghiến răng, hãy đeo máng chống nghiến hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp.
Hy vọng với bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bọc răng sứ là gì?” và những vấn đề xoay quanh chủ đề này. Nếu có nhu cầu thực hiện phương pháp này, hãy chọn đơn vị nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng và không gây nên những hệ luỵ nghiêm trọng nhé.