Biểu hiện và cách phòng chống tiền sản giật

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ thường gặp ở các bà bầu. Tiền sản giật có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con, buộc mẹ bầu phải kết thúc thai kỳ bất cứ lúc nào. Nhận biết sớm các biểu hiện của tiền sản giật giúp thai phụ chủ động hơn trong việc chăm sóc và phòng chống biến chứng này. Dưới đây là những biểu hiện và cách phòng chống tiền sản giật.
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một trong những biểu hiện của nhiễm độc thai nghén, với tỷ lệ mắc 3-8%. Thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật được khi có hiện tượng cao huyết áp, xét nghiệm thấy đạm trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiền sản giật nặng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con và buộc phải chấm dứt thai kỳ.

Biểu hiện và cách phòng chống tiền sản giật2

Tiền sản giật có thể xảy ra ở bất cứ thai phụ nào.

Biểu hiện của tiền sản giật
Tiền sản giật có thể kéo đến rất đột ngột. Do đó, mẹ bầu cần phải nắm rõ các biểu hiện của nó để có biện pháp ứng phó kịp thời. Tiền sản giật thường có các biểu hiện dưới đây:
-Thai phụ tăng cân nhanh, tăng 2kg/tuần.
-Thai phụ bị phù ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù bàn tay, sưng đột ngột hoặc sưng nặng ở bàn chân/mắt cá chân.
-Đau đầu nặng hoặc đau đầu dai dẳng không đỡ.
-Thị lực giảm sút.
-Đau dữ dội ở vùng bụng trên.
-Thai phụ buồn nôn và nôn ói.
-Tăng huyết áp.
-Có protein trong nước tiểu.

Huyết áp cao là một trong những biểu hiện của tiền sản giật.

Huyết áp cao là một trong những biểu hiện của tiền sản giật.

Lưu ý: Nhiều trường hợp thai phụ bị tiền sản giật không có triệu chứng rõ rệt, nhất là ở giai đoạn đầu.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật
-Thai phụ thừa cân, béo phì từ trước khi mang thai.
-Thai phụ bị cao huyết áp hoặc có tiền sử bệnh cao huyết áp.
-Mẹ bầu bị một số rối loạn như máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da).
-Mang song thai hoặc đa thai.
-Thai phụ có tuổi đời 20 hoặc 40.
Phòng chống tiền sản giật như thế nào?
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây tiền sản giật là gì. Do đó, rất khó để có những biện pháp phòng chống cụ thể. Tuy nhiên, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa hiện tượng tiền sản giật trong thai kỳ:

Khám thai và xét nghiệm nước tiểu định kỳ là cách phòng chống tiền sản giật tốt nhất.

Khám thai và xét nghiệm nước tiểu định kỳ là cách phòng chống tiền sản giật tốt nhất.

-Chăm sóc bản thân thật tốt trước khi sinh. Thực hiện khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
-Ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai, thai phụ cần đi khám càng sớm càng tốt.
-Kiểm tra huyết áp thường xuyên.
-Mỗi lần khám thai cần xét nghiệm nước tiểu.
-Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Ăn uống cân bằng, đủ chất. Không nên ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn…
-Vận động thường xuyên bằng cách đi bộ, bơi lội, tập yoga…
-Tránh căng thẳng, stress trong thai kỳ. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi và thư giãn nhiều.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về biểu hiện và cách phòng chống tiền sản giật, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital