Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường thấy ở phụ nữ và là “nỗi ám ảnh” của nhiều chị em. Nấm âm đạo cũng là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, phụ nữ cần nắm rõ các biểu hiện nấm âm đạo cũng như điều trị sớm để xua tan những bất tiện trong sinh hoạt và tránh rủi ro biến chứng gây hại tới sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh nấm âm đạo là gì?
Nấm âm đạo là hiện tượng vùng kín của bị em bị ngứa ngáy và sưng vùng kín, dịch tiết ra có mùi hôi và vón cục màu trắng. Bệnh nấm âm đạo phần lớn là do nấm nấm Candida albicans gây ra.
Tế bào nấm Candida xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể chúng ta. Khi âm đạo khỏe mạnh sẽ không khiến loại nấm này phát triển. Tuy nhiên, trường hợp nấm Candida bị kích thích sẽ khiến chúng tăng số lượng nhanh chóng và tấn công âm đạo, gây mất cân bằng độ pH tự nhiên dẫn đến hiện tượng “cô bé” bị viêm nhiễm.
Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều chị em, tuy nhiên nếu không có hướng điều trị đúng sẽ rất dễ tái phát. Bệnh gây tác động xấu tới cơ quan sinh dục, sinh hoạt vợ chồng và tâm lý của phụ nữ. Trong trường hợp bệnh kéo dài có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
2. Lý do dẫn đến tình trạng nấm âm đạo
Bệnh nấm âm đạo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó lý do gây bệnh điển hình có thể kể đến như:
– Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Chị em vệ sinh vùng kín sai cách dẫn đến môi trường trong âm đạo, ảnh hưởng, gây mất cân bằng nồng độ pH khiến nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển. Từ đó gây ra bệnh nấm âm đạo.
– Sử dụng quần lót sai cách: Nguyên nhân gây nấm âm đạo có thể do phụ nữ mặc quần lót quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi hoặc không thường xuyên thay quần lót.
– Dùng băng vệ sinh chất lượng không đảm bảo.
– Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn dẫn đến lây nhiễm nấm từ bạn tình.
– Do tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc đặt phụ khoa có tính sát khuẩn cao gây hại cho lợi khuẩn và mất cân bằng vi sinh, từ đó hình thành nấm âm đạo.
– Phụ nữ bị bệnh tiểu đường: Chị em mắc tiểu đường có nguy cơ mắc nấm âm đạo do đường có thể xuất hiện trong dịch âm đạo và trở thành nguồn dinh dưỡng cho nấm Candida phát triển.
– Phụ nữ đang mang thai hoặc uống thuốc tránh thai: Hệ nội tiết bị ảnh hưởng làm mất cân bằng môi trường âm đạo, do đó nấm âm đạo dễ dàng tấn công.
– Các nguyên nhân khác: Phụ nữ có chế độ ăn ít dinh dưỡng, thiếu ngủ, suy giảm miễn dịch,… cũng có khả năng mắc nấm âm đạo cao hơn.
3. Những biểu hiện nấm âm đạo và cách điều trị
3.1. Biểu hiện nấm âm đạo chị em cần biết
Chị em cần lưu ý những biểu hiện nấm âm đạo sau đây để xác định bản thân có mắc bệnh không. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh này như sau:
– Lượng khí hư nhiều bất thường, có màu trắng, vón cục và mùi khó chịu.
– Ngứa ngáy âm đạo kéo dài, thậm chí bỏng rát.
– Phụ nữ bị tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần.
– Gặp tình trạng đau rát khi sinh hoạt vợ chồng.
– Âm đạo bị sưng viêm, nhiều khí hư bám vào âm đạo. Nhiều trường hợp nhiễm nấm nặng có thể lan ra vùng môi âm đạo và bẹn.
3.2. Chị em cần làm gì khi có biểu hiện nấm âm đạo?
Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh nấm âm đạo, chị em cần nhanh chóng đến thăm khám để được tư vấn hướng điều trị thích hợp, tránh để bệnh phát triển gây phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Bệnh thường được điều trị nội khoa, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để giảm sự phát triển của tế bào nấm. Một số các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nấm Candida gồm:
– Thuốc đặt âm đạo:
Thuốc đặt âm đạo thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bị ngứa và tiết nhiều khí hư tại vùng kín. Do đó sẽ hỗ trợ trị nấm âm đạo. Các hoạt chất trong thuốc khi tiếp xúc với môi trường âm đạo sẽ tan dần và tác động trực tiếp tới tế bào nấm Candida, cải thiện các triệu chứng để người bệnh dễ chịu hơn.
– Sử dụng thuốc uống:
Khi tế bào nấm tăng nhanh và tấn công sâu tới cơ quan sinh dục, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc uống kháng sinh, kháng nấm để ngăn ngừa sự lây lan, phát triển của tế bào nấm.
– Thuốc bôi ngoài
Thuốc bôi giúp cải thiện bệnh nấm âm đạo đồng thời ngăn ngừa lây nhiễm nấm sang cho bạn tình.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, chị em sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp hoặc kết hợp các loại thuốc để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Để việc điều trị hiệu quả, phụ nữ cần lưu ý những điều sau:
– Thuốc trị nấm âm đạo không sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Nếu đang mang thai bạn cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ.
– Tránh sử dụng quá liều thuốc, sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
– Không quan hệ tình dục trong khi đang điều trị nấm âm đạo.
– Vệ sinh sạch sẽ “cô bé” hàng ngày.
– Không thụt rửa để độ pH trong âm đạo ổn định.
– Thường xuyên thay quần lót, sử dụng quần lót chất liệu thoáng mát.
– Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
– Tuân thủ theo các chỉ dẫn từ phía bác sĩ.
Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín với nhiều chị em trong việc phát hiện và điều trj các bệnh phụ khoa. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại giúp việc sàng lọc, chẩn đoán và điều trị hiệu quả, chấm dứt những khó chịu dai dẳng của bệnh phụ khoa cho chị em.
Bạn hãy liên hệ ngay với TCI để được tư vấn và đặt lịch thăm khám chi tiết.