Biến chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Biến chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ảnh hưởng tới xương khớp, tim mạch, thận,… vì vậy cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Biến chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh ảnh hưởng tới xương khớp

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây nên biến chứng xương khớp

Bệnh lupus ban đỏ có thể tác động tới xương khớp gây tổn thương tới các mô xương làm cho xương khớp dễ bị gãy, vỡ xương, lưu lượng máu cung cấp tới xương bị giảm nên những biểu hiện về xương thường gặp là gây đau nhức xương khớp, đau khi vận động mạnh, xương dễ gãy khi va chạm…. Nặng có thể dẫn tới liệt xương khớp, mất vận động.

Gây bệnh tim mạch

Đối với bệnh tim mạch thì mức độ nguy hiểm được đặt cao bởi các bệnh liên quan tới tim mạch thường xảy ra đột ngột dẫn dễ dẫn tới đột quỵ gây tử vong. Người bị lupus ban đỏ thường gây nên bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay các trường hợp đau thắt ngực, nhồi mái cơ tim,…

Gây bệnh về thận

Có hơn phân nửa người mắc bệnh lupus ban đỏ có xuất hiện những tổn thương gây ra ở thận, chủ yếu bệnh gây nên tình trạng suy thận cấp và mãn tính biểu hiện điển hình là làm suy giảm chức năng của thận gây tích nước sưng phù toàn thân hoặc chân…nghiêm trọng hơn bệnh có thể suy thận cấp không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Tổn thương não bộ thần kinh

Lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương về não bộ và các dây thần kinh, não bộ có thể đối mặt với tình trạng viêm màng não, viêm dây thần kinh gây đau đầu chóng mặt, ảo giác,… một số trường hợp nguy hiểm gây viêm tràn dịch bệnh nhân có thể tử vong.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Gây bệnh về phổi

Bệnh lupus có thể dẫn đến một số biến chứng về phổi như ho hoặc khó thở, tình trạng này xảy ra là do tình trạng viêm niêm mạc màng phổi, gây nên tình trạng tích tụ chất dịch làm chức năng phổi bị ảnh hưởng, nặng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như sốt, đau ngực và ho dữ dội.

Điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Người bệnh lupus ban đỏ hệ thống cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Việc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể được chỉ định như sau:

Các thuốc chống viêm không phải steroid: Được dùng trong giai đoạn đầu của bệnh vì tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Thường sử dụng thuốc thuộc các nhóm salicylic, indomethacin, pyrazol, ibuprofen.

Thuốc chống sốt rét: Liều điều trị thường bắt đầu từ 200mg 2 lần trong một ngày, sau một tháng không có đáp ứng có thể tăng liều 600mg trong một ngày.

Khi có dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ hệ thống người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả

Corticoid: Được đưa vào điều trị lupus từ 1950. Có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch rõ rệt.

Thuốc ức chế miễn dịch: Trong các trường hợp có tổn thương cầu thận nhưng dùng corticoid liều cao vẫn không có tác dụng có thể dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Cyclophosphamid dùng đường uống, liều lượng từ 1-4mg/kg/24h. Người ta thấy có tiến triển tốt sau khi điều trị 10 tuần bằng cyclophosphamid.

Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 558892 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital