Biến chứng bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do vi rút. vi khuẩn, dị ứng hay bụi bẩn, hóa chất… Cùng tìm hiểu về các biến chứng của căn bệnh này qua các thông tin dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Biến chứng bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn
Hai loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu và chlamydia (hai bệnh lây truyền qua đường tình dục) cũng có thể gây đau mắt đỏ. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Đau mắt đỏ do bất kỳ loại vi khuẩn nào cũng đều có thể gây ra một số biến chứng, đặc biệt là ở trẻ sinh non (trước tuần 37 của thai kỳ).
Biến chứng có thể bao gồm:
– Viêm màng não: là tình trạng màng não bị nhiễm trùng (màng não là lớp bảo vệ của tế bào bao quanh não và tủy sống).
– Viêm mô tế bào: là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp sâu bên trong của da và mô làm cho da trên bề mặt bị đau và sưng. Viêm mô tế bào thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
– Nhiễm khuẩn huyết: đây là thường được gọi là nhiễm độc máu. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn vào máu và tấn công các mô của cơ thể.
– Viêm tai giữa: đây là một bệnh nhiễm trùng tai ngắn hạn. Nó ảnh hưởng đến khoảng một trong bốn trẻ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn Haemophilus influenzae.
2. Biến chứng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh (khoảng 28 ngày tuổi), đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể dẫn tới nhiễm trùng mắt nặng và tiến triển nhanh. Nếu tình trạng này không được điều trị sẽ dẫn tới tổn thương mắt vĩnh viễn ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ cần nhập viện nhanh chóng để kiểm tra và điều trị. Tuy nhiên các biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là rất hiếm gặp và trẻ có thể phục hồi hoàn toàn.
Khi bị đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia, khoảng 1/5 trẻ có thể phát triển bệnh viêm phổi. Đây là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh và có thể cần phải điều trị trong bệnh viện.
3. Biến chứng bệnh đau mắt đỏ do dị ứng
Nếu đau mắt đỏ là do phản ứng dị ứng với phấn hoa, bụi cây, các biến chứng thường không nghiêm trọng.
Tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, chẳng hạn những người bị đau mắt đỏ do dị ứng với phấn hoa, khó có thể ngoài vào mùa xuân hoặc mùa hè mà không mắc bệnh.
Mặc dù không gây ra ảnh hưởng lâu dài nhưng đau mắt đỏ do dị ứng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là nếu mắt bị kích thích nghiêm trọng.
4. Viêm giác mạc
Một số loại đau mắt đỏ có thể gây ra tình trạng viêm giác mạc. Tình trạng này khiến cho mắt của người bệnh bị sưng, gây đau đớn và nhạy cảm với ánh sáng (sợ sáng). Đôi khi có các vết loét hình thành trên giác mạc. Nếu các vết loét này gây sẹo giác mạc, thị lực sẽ bị hỏng vĩnh viễn.