Bị ù tai nguyên nhân do đâu? Mẹo xử lý hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Bị ù tai tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nếu mắc phải chứng bệnh này nên xử lý như thế nào? tham khảo ngay một số mẹo dưới đây bạn nhé.

1. Bị ù tai nguyên nhân do đâu?

Ù tai là khi xuất hiện loạt tiếng ồn hoặc tiếng kêu trong tai, đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý tiềm ẩn như: viêm tai giữa, chấn thương hay rối loạn hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra, chứng ù tai có thể gây nên do:

– Tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Những tiếng động lớn chính là nguồn cơn gây ù tai dẫn tới mất thính lực. Nếu sử dụng thiết bị nghe nhạc với âm thanh lớn trong thời gian dài sẽ gây nên vấn đề này.

– Do tắc nghẽn ráy tai. Ráy tai có chức năng bảo vệ ống tai bằng cách ngăn chặn bụi bẩn và làm chậm sự phát triển của những vi khuẩn gây hại. Khi tích tụ quá nhiều ráy tai sẽ khó để làm sạch hoặc rửa trôi một cách tự nhiên, từ đó gây kích thích màng nhĩ và có thể dẫn đến ù tai.

– Xương tai thay đổi: Cứng xương ở phần tai giữa cũng ảnh hưởng tới thính giác và gây ù tai. Tình trạng này thường xảy ra khi xương phát triển bất thường.

– Do tuổi tác.

– Một số bệnh lý như: Nhiễm trùng tai, xoang, bất thường tuyến giáp, bệnh lý tim hoặc mạch máu,…

– Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới cũng gây ù tai.

Bị ù tai nguyên nhân do đâu?

Tuổi tác là một trong những yếu tố gây nên chứng ù tai

2. Dấu hiệu nhận biết chứng ù tai

Dấu hiệu nhận biết ù tai khá đơn giản:

– Khi mắc ù tai, người bệnh cảm nhận trong tai mình luôn có tiếng ồn ào. Đây có thể là tiếng huýt sáo, gió thổi, tiếng ve kêu,… Người bệnh có thể ù tai trái hoặc tai phải, cũng có thể bị cả hai tai.

– Các tiếng ồn trong tai xảy ra liên tục hoặc từng thời điểm.

– Khi bị ù tai, người bệnh sẽ cảm nhận rõ nhất vào lúc yên tĩnh.

– Ù tai thường đi kèm với hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên ù tai mà người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác.

3. Mẹo xử lý chứng ù tai hiệu quả

3.1. Bị ù tai nên xử lý thế nào?

Khi mắc chứng ù tai, cách tốt nhất để xử lý là tới cơ sở y tế để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và điều trị. Nếu trong trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây:

– Chữa ù tai bằng muối: Sử dụng muối có thể chữa ù tai do một số nguyên nhân như viêm nhiễm tai hoặc bị cảm cúm… Bạn có thể thực hiện bằng cách rang nóng muối hạt, sau đó bỏ vào miếng vải và chườm xung quanh tai.

– Gừng: Đây là thực phẩm có tác dụng kháng viêm và cải thiện tuần hoàn máu rất tốt. Bạn có thể đun gừng đã dập nhỏ cùng 1 thanh quế và 2 thìa mật ong sau đó lọc bỏ bã và lấy nước uống.

– Bấm huyệt: Đặt 2 lòng bàn tay lên tai và xoa nhẹ vành tay theo chuyển động hình tròn. Thực hiện liên tục trong vòng 1 phút tới khi tai có cảm giác nóng lên và lặp đi lặp lại động tác này khoảng 50 lần.

Bị ù tai có thể chữa bằng gừng

Gừng là thực phẩm có tác dụng kháng viêm, cải thiện tuần hoàn máu rất tốt và rất hiệu quả trong điều trị ù tai

3.2. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bị ù tai

Bị ù tai nên bổ sung một số thực phẩm:

– Chuối: Chuối chứa nhiều kali giúp hạ huyết áp và lưu thông máu hỗ trợ người bệnh cải thiện triệu chứng ù tai.

– Tỏi: Các chuyên gia cũng cho rằng tỏi có thể giúp phòng ngừa một số tình trạng liên quan tới ù tai và mất thính lực. Thực phẩm này còn có khả năng tăng cường tuần hoàn máu và giảm tình trạng viêm trong cơ thể.

– Thực phẩm giàu vitamin B12 và kẽm: Việc thiếu hụt các chất này làm tăng nguy cơ mắc ù tai. Do đó bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin B12 và kẽm có trong một số thực phẩm như: Cá thu, cá hồi, thịt đỏ, cải bó xôi.

Bạn cũng nên hạn chế một số thực phẩm như: Thức ăn nhanh, caffeine và thức uống có cồn,… Ngoài ra, thay đổi lối sống bằng cách thực hiện tập thể dục thường xuyên để giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh nhằm ngăn ngừa chứng ù tai.

Mắc ù tai nên điều trị thế nào?

Chuối chứa nhiều kali giúp hạ huyết áp và lưu thông máu giúp người bệnh cải thiện triệu chứng ù tai

3.3. Cách phòng ngừa bệnh ù tai

Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như trên bạn cần hạn chế:

– Tránh tiếp xúc với những âm thanh quá lớn có thể gây hỏng dây thần kinh trong tai, làm giảm thính lực và ù tai.

– Khi bắt buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn hãy đeo dụng cụ bảo vệ tai. Một số người có nguy cơ mắc cao như nhạc sĩ, ca sĩ, DJ, hoặc công nhân làm việc trong môi trường tiếng ồn với tần số cao.

– Giảm âm lượng khi tiếp xúc nhiều với âm thanh.

– Giữ cho tai luôn khô ráo.

– Giữ tâm trạng luôn thoải mái và dễ chịu.

Ngoài ra, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa tình trạng này. Nếu phát hiện mắc ù tai hãy nhanh chóng tìm tới cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital