Nguyên nhân gây tắc ruột là gì, bị tắc ruột có phải mổ không là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm. Để giúp độc giả có được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Bác sĩ Phạm Thị Bình-Bác sĩ Chuyên khoa II, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được tư vấn.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây tắc ruột là gì ?
Bác sĩ Phạm Thị Bình cho biết có nhiều loại tắc ruột xong chúng ta thường nói đến 2 loại tắc ruột chính đó là tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng. Trong đó tắc ruột cơ học thường gặp hơn cả, chiếm tỷ lệ trên 95% số ca mắc hội chứng tắc ruột, số ca mắc hội chứng tắc ruột cơ năng chỉ chiếm dưới 5%. Nguyên nhân gây tắc ruột gồm:
- Do phẫu thuật ổ bụng (nguyên nhân chủ yếu gây tắc ruột)
- Lồng ruột (đây là nguyên nhân gây tắc ruột phổ biến nhất ở trẻ em)
- Người có tiền sử từng bị tắc ruột
- Tắc ruột sau phẫu thuật khớp hoặc cột sống
- Người bị ung thư đại tràng
- Người bị viêm túi thừa
- Người điều trị thuốc cao huyết áp
- Người bị thiếu máu ruột (thiếu máu cục bộ mạc treo).
- Nhiễm trùng toàn thân nặng (nhiễm trùng huyết)
- Người mắc bệnh Crohn
- Trường hợp bị rối loạn các chất điện giải, đặc biệt là Kali và canxi
- Rối loạn chức năng cơ
Tắc ruột có phải mổ không?
Bác sĩ Bình cho biết tắc ruột là một cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp trong cấp cứu ổ bụng, chỉ đứng sau viêm ruột thừa. Do đó khi có triệu chứng của tắc ruột, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám tiêu hóa để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Sau khi được các bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng tắc ruột, người bệnh được lấy máu để thực hiện các xét nghiệm về sinh hoá và huyết học, chụp X-quang bụng để tìm ra chỗ bị tắc,chụp CT scan xác định đoạn ruột bị tắc, siêu âm, nội soi kiểm tra các niêm mạc đại tràng
Dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm, tùy từng trường hợp tắc ruột, các bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí phù hợp nhất. Hầu hết các trường hợp tắc ruột hoàn toàn sẽ được chỉ định phẫu thuật cấp cứu ngoại khoa kết hợp với điều trị nội khoa, để thông ruột, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau.
Các loại thuốc dùng trong điều trị tắc ruột gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh phòng chống nhiễm trùng.
Trường hợp mô ruột tại vị trí tắc đã bị hoại tử, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ mô ruột đó.
Khuyến cáo
Để ngăn chặn những mối nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh như: đau bụng, chán ăn, nôn ói, không thể xì hơi, không đại tiện được…
Không để người bệnh ở nhà quá lâu, phải đưa người bệnh đến viện trong vòng 6 tiếng kể từ khi xuất hiện triệu chứng tắc ruột để việc điều trị đơn giản hơn, tránh biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Không tự ý điều trị tắc ruột tại nhà, vì thực tế cho thấy nhiều trường hợp do tự ý dùng thuốc chữa tắc ruột đã bị thủng ruột, hoại tử ruột, thậm chí bị tử vong.
Để phát hiện bệnh tắc ruột sớm, nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc khi có những biểu hiện khác thường nghi ngờ bị tắc ruột. Càng để lâu càng khó chữa trị và bệnh càng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh tắc ruột, để tìm hiểu về các phương pháp điều trị tắc ruột hiện đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được tư vấn chi tiết.