Ngoài việc được an ủi, động viên, mẹ bầu cần được bồi bổ về thể chất sau khi sảy thai. Cơ thể chị em lúc này rất yếu, đó là lý do tại sao phải biết bị sảy thai nên ăn gì và kiên gì. Điều này giúp chị em mau hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa một tai nạn sảy thai trong tương lai. Bị sảy thai nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục?
Menu xem nhanh:
1. Sảy thai nên ăn gì?
Sảy thai có thể gây ra tình trạng ra máu, chóng mặt, cơ thể suy nhược. Vì vậy, những thực phẩm mẹ ăn thời gian này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên ăn sau khi bị sảy thai:
1.1. Thực phẩm giàu sắt
Như đã đề cập ở trên, sảy thai gây mất máu rất nhiều. Điều này khiến lượng sắt trong cơ thể mẹ bị suy giảm. Mẹ thậm chí có thể bị thiếu máu và gặp những triệu chứng liên quan đến sảy thai như mệt mỏi, suy nhược. Đó là lý do tại sao mẹ phải bổ sung các thực phẩm giàu sắt.
Loại sắt tốt nhất để tiêu thụ sau khi sảy thai là sắt heme, nó dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Thịt nạc là nguồn cung cấp sắt heme dồi dào. Vì vậy, mẹ hãy ăn nhiều thịt đỏ sau khi sảy thai. Nhưng mẹ hãy tránh chế biến theo cách chiên rán.
Các nguồn sắt heme khác bao gồm: đậu, rau lá xanh, bắp cải Brussel, nho khô, đậu lăng, đào khô, hạt bí ngô, hạt đậu tương, bơ mè, gạo lức, socola đen, nước rỉ đường.
Ngoài việc ăn các thực phẩm giàu sắt, chị em hãy tiêu thụ cả những món giàu vitamin C bởi chúng giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Các loại trái cây như đu đủ, dâu tây, bưởi đều rất tốt cho các mẹ bị sảy thai.
1.2. Thực phẩm giàu canxi
Khi mang bầu, dự trữ canxi trong cơ thể mẹ có thể bị giảm mạnh. Đó là lý do tại sao mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu canxi sau sảy thai.
Các nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, chế phẩm từ sữa, các loại hải sản như cá hồi, cá mòi, các loại trái cây sấy, đậu nành, rau lá xanh đậm.
1.3. Thực phẩm giàu magie
Magie là một vi chất giúp mẹ thoải mái và đối phó với trầm cảm sau khi bị sảy thai.
Mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giàu magie như: các loại đậu, các loại quả hạch, socola.
Magie không chỉ giúp mẹ đối phó với trầm cảm mà còn tạo ra năng lượng cho cơ thể, hồi phục các tế bào cũng như chức năng thần kinh, cơ bắp.
1.4. Trái cây và rau quả tươi
Mẹ cũng cần tiêu thụ một lượng lớn trái cây, rau tươi để có được dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sau khi bị sảy thai.
2. Sảy thai kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm bổ dưỡng đã kể trên, mẹ bầu sau khi bị sảy thai cần kiêng những thực phẩm sau:
2.1. Tinh bột ít chất xơ
Các loại ngũ cốc hoặc tinh bột ít chất xơ có thể tác động xấu đến cơ thể, gây biến đổi lượng đường trong máu. Đó là lý do tại sao các mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm này. Chúng bao gồm: cơm gạo, trứng, mì sợi, bánh quy. sinh mổ 8 có thai lại
2.2. Đồ ngọt
Mẹ hãy tránh các thực phẩm có đường như kẹo, đồ uống có ga bởi nó ảnh hưởng đến lượng đường huyết.
2.3. Sữa béo và thịt
Sau khi sảy thai, điều quan trọng nhất là tránh viêm nhiễm. Vì vậy, mẹ cần tránh các chất béo có trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Thịt cừu, thịt bò, thịt heo, bơ, phó mát, sữa nguyên chất là những thực phẩm mẹ nên tránh.
Tham khảo bài đọc sau: Mổ nội soi thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền
2.4. Đồ ăn vặt
Nếu ăn vặt có chừng mừng thì hoàn toàn không sao. Nhưng mẹ đừng biến đồ ăn vặt thành món chính sau khi bị sảy thai.
2.5. Các sản phẩm từ đậu nành
Đậu này rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại chứa phytate cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Vì thế, mẹ sau khi bị sảy thai nên hạn chế dùng món này.
Ngoài ra, mẹ nên tránh những thực phẩm mà vi khuẩn có thể sinh sôi như pho mát mềm, sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, thịt sống, hải sản.
Trên đây chính là một số lời khuyên ăn uống để giúp các mẹ sau sảy thai nhanh chóng hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng tái diễn trong tương lai.thai sản trọn gói
Tin liên quan
- Máu kinh và máu sảy thai khác nhau như thế nào
- Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào
- 7 cách phòng tránh nguy cơ gây sảy thai
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc