Cấy que tránh thai là biện pháp tránh thai an toàn được nhiều chị em lựa chọn. Trong một vài trường hợp, cấy que tránh thai có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, điển hình là rong kinh. Bị rong kinh khi cấy que tránh thai có cần lo lắng không? làm sao để nhanh chấm dứt tình trạng rong kinh này? Cùng tham khảo để biết thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về biện pháp cấy que tránh thai
Que tránh thai là những ống nhỏ làm bằng chất dẻo, bên trong ống có chứa hormon làm ức chế rụng trứng và làm cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc hơn ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng.
Cấy que tránh thai là thủ thuật cấy que vào vùng da dưới cánh tay của chị em. Biện pháp này rất phù hợp với những phụ nữ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục không thể sử dụng biện pháp đặt vòng, phụ nữ đang cho con bú, bị bệnh tim mạch,…
Cấy que tránh thai mang lại hiệu quả tránh thai lên đến 99%, thời gian tránh thai kéo dài từ 3 đến 5 năm hoặc có thể lâu hơn. Thủ thuật cấy que khá nhẹ nhàng, bác sĩ sẽ gây tê mặt trong của cánh tay trước khi thực hiện nên không gây cảm thấy khó chịu.
2. Cấy que tránh thai thường gặp tác dụng phụ gì?
Sau khi cấy que tránh thai chị em có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số tác dụng phụ thường gặp sau cấy que có thể kể đến như:
– Căng tức vú
– Đau nhức đầu
– Suy giảm ham muốn tình dục
– Tăng cân không kiểm soát
– Xuất hiện mụn trứng cá
– Rối loạn kinh nguyệt
– Rong kinh
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra, khi quyết định cấy que tránh thai chị em nên lựa chọn cơ sở y tế/ bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, que tránh thai chất lượng đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để thực hiện thủ thuật.
3. Bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai thì có sao không?
Bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai là tác dụng phụ nhiều chị em gặp phải sau khi cấy que tránh thai. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị rong kinh sau cấy que tránh thai đều không đáng lo ngại.
Nguyên nhân dẫn đến rong kinh sau khi cấy que là do hormon có trong que tránh thai làm rối loạn nội tiết tố, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và rong kinh. Sau khi nội tiết tố trong cơ thể cân bằng thì rong kinh cũng như những tác dụng phụ khác sẽ sẽ không còn nữa.
4. Cách điều trị rong kinh sau khi cấy que tránh thai
Tình trạng bị rong kinh do cấy que tránh thai không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào về thời gian cũng như mức độ. Có trường hợp chỉ bị rong kinh một tháng đầu, nhưng cũng có trường hợp tình trạng rong kinh kéo dài tới 6 tháng. Cách tốt nhất để điều trị rong kinh trong trường hợp này là nhanh chóng ổn định lượng nội tiết tố trong cơ thể.
Nếu bị rong kinh trong khoảng 6 tháng đầu với chu kỳ hành kinh kéo dài hơn bình thường 1-2 ngày, lượng máu kinh ra ít thì hoàn toàn không đáng lo ngại. Chị em hãy giữ một tinh thần thoải mái, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng thích nghi với sự có mặt của que tránh thai giúp cân bằng nội tiết tố.
Trong trường hợp bị rong kinh kèm theo dấu hiệu đau bụng dữ dội, bị rong kinh 6 tháng trở lên chưa có dấu hiệu ngừng, số ngày hành kinh kéo dài, lượng máu nhiều thì chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra để được các bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời, hoặc đổi sang phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn với cơ địa.
Với đội ngũ bác sĩ Sản Khoa đầu ngành, có nhiều năm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước như Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng trang thiết bị y tế hiện đại. Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ cấy que tránh thai uy tín được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn.
Nếu như có bất cứ thắc mắc gì về dịch vụ cấy que tránh thai cũng như tác dụng phụ sau khi cấy que cần giải đáp, bạn có thể liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.