Nhiệt miệng là một bệnh lý rất phổ biến, gần như ai cũng đã từng trải qua cảm giác khó chịu khi bị bị loét miệng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn chọn thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả, nhanh khỏi.
Menu xem nhanh:
1. Gợi ý một số thành phần giúp trị nhiệt miệng hiệu quả
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc sử dụng để nhiệt miệng. Các loại thuốc này được chia thành 3 dạng cơ bản là thuốc bôi, thuốc uống và thuốc súc miệng.
1.1. Thuốc trị nhiệt miệng dạng bôi
Một số thuốc trị lở miệng có bản chất là thuốc tê, giúp giảm nhanh và gần như lập tức làm cảm giác nóng rát, khó chịu ở nốt nhiệt miệng. Bạn có thể sử dụng để bôi trực tiếp lên vết loét hoặc các vùng niêm mạc xung quanh đó. Thuốc trị nhiệt miệng dạng bôi có thể được điều chế ở dạng gel, dạng kem, dạng dầu hay dung dịch…
Các thành phần được đánh giá là có công hiệu tốt trong việc điều trị lở miệng bao gồm:
– Nitrate bạc
– Acid hyaluronique dạng gel
– Sachol-gel
– Thuốc giảm đau có chứa thành phần acid và glycerin.
– Kem bôi trong thành phần có amlexanox (aphthasol) hoặc triamcinolone acetonide.
– Gel chứa thành phần lidocaine
Đa phần các loại thuốc này đều có thể mua mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc dạng gel được đánh giá có phần vượt trội hơn các dạng thuốc khác. Bởi chất gel có độ bao phủ tốt niêm mạc bị tổn thương, ít bị trung hòa khi ở trong niêm mạc miệng.
Nếu không muốn sử dụng thuốc, bạn cũng có thể dùng mật ong để bôi trực tiếp lên bề mặt nốt nhiệt. Mật ong là nguyên liệu kháng viêm tự nhiên, có khả năng ức chế các loại nấm, vi khuẩn gây nhiệt miệng. Bên cạnh đó, mật ong có thể che phủ bề mặt vết loét miệng, làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu.
1.2. Thuốc súc miệng trị lở miệng
Nhiều người thường có thói quen pha nước muối để súc miệng khi bị nhiệt. Tuy nhiên, tỷ lệ thành phần không chính xác có thể làm giảm công dụng của nước muối. Nếu pha nước muối quá mặn thì nốt nhiệt có thể bị kích thích, làm tăng cảm giác đau. Ngược lại, nước muối pha quá loãng sẽ không đảm bảo được hiệu quả. Do đó, bệnh nhân nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để đảm bảo hiệu quả như mong muốn.
Trong trường hợp người bệnh thường xuyên bị loét miệng, sử dụng dung dịch chlorhexidine 0,12% cũng là một cách hiệu quả để năng bệnh tại phát. Sử dụng đều đặt khi bị nhiệt, nước súc miệng có thể giúp ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình điều trị. Ngoài ra, dung dịch tetracycline dùng để súc miệng có thể hỗ trợ giảm đau và làm lành loét nhanh chóng.
1.3. Thuốc trị nhiệt miệng dạng uống
Phương pháp này thường được sử dụng ở những trường hợp bị nhiệt miệng kéo dài hoặc nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc vi nấm. Việc sử dụng thuốc trong mọi trường hợp nên thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ. Khi đó, để ức chế tình trạng phát triển của nhiệt miệng, người bệnh sẽ được sử dụng một số loại kháng sinh như biseptol, spiramycin, metronidazol, amoxicilin…
Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra phản ứng đối với một số đối tượng như phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Do đó, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, hãy chủ động trao đổi thêm với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
2. Nguyên tắc hỗ trợ hiệu quả của thuốc trị nhiệt miệng
Bản thân các loại thuốc để trị nhiệt miệng có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đảm bảo thực hiện những lưu ý dưới đây để có thể phát huy tốt hiệu quả điều trị bệnh nhiệt miệng.
– Tránh sử dụng các loại thức ăn có tính chất kích thích như: các loại mắm, gia vị cay tê như ớt, tiêu; các loại thức uống có cồn hoặc chứa cafein …
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chú ý điều chỉnh lực tác động vừa phải, tránh chấn thương ở niêm mạc miệng. Kiểm tra thành phần của các loại kem đánh răng, nếu có chứa sodium lauryl sulfate thì bạn nên thay đổi ngay. Bởi thành phần này có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
– Tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc (tối thiểu 8 tiếng/ngày), hoạt động lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý. Một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế bệnh tái phát.
– Bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt, folic acid hoặc vitamin B12.
3. Nhiệt miệng khi nào nên tìm tới bác sĩ?
Nhìn chung, nhiệt miệng là một bệnh lý có thể tự khỏi trong khoảng từ 5 – 10 ngày. Với trường hợp bạn có kết hợp các phương pháp điều trị khác thì bệnh còn có thể khỏi nhanh hơn. Các vết loét miệng ít để lại biến chứng nào nguy hiểm với sức khỏe. Do đó, đa số người bệnh thường chủ động theo dõi và điều trị tại nhà.
Trong một số trường hợp nhiệt miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ác tính như ung thư lưỡi. Do đó, bạn không nên chủ quan khi bị nhiệt miệng và nên đi thăm khám chuyên khoa trong một số trường hợp dưới đây:
– Nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần.
– Vết loét lan rộng về kích thước và có thể lan sang những vùng niêm mạc xung quanh.
– Nhiệt miệng tái phát nhiều lần ở cùng một vị trí.
– Bề mặt về loét có nhiều màu xen lẫn, đặc biệt nếu vết nhiệt có màu đen thì càng cần cảnh giác.
– Vết nhiệt miệng chai cứng, cử động của lưỡi khó khăn.
Trên đây là một số thông tin về những thành phần đặc hiệu, có tác dụng tốt trong điều trị nhiệt miệng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn có thể xử trí hợp lý và hiệu quả khi gặp tình trạng nhiệt miệng. Bên cạnh đó, đừng quên duy trì lối sống khoa học, lành mạnh để chủ động phòng tránh bệnh nhé.