Quai bị là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh. Vậy bệnh quai bị là gì, cần làm gì khi mắc bệnh, Bị quai bị có phải kiêng quan hệ… bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc này
Menu xem nhanh:
Viêm quai bị là gì?
Quai bị hay còn có tên gọi trong dân gian là chàm bàm, nguyên nhân của bệnh là do virus quai bị gây ra. Khi bị bệnh quai bị, người bệnh sẽ có các biểu hiện rõ ràng như: sưng đau tuyến nước bọt ở mang tai, đau vùng mặt bị sưng, đau đầu, nhức đầu, buồn nôn, đau vùng cổ, sốt…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tụy, viêm cơ tim, nhồi máu phổi, nguy hiểm hơn là viêm buồng trứng đối với nữ và vô sinh đối với nam.
Khi nghi ngờ bị quai bị hoặc có các dấu hiệu kê trên người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh này quai bị chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nước bọt và dịch tiết mũi họng của người bị bệnh. Virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tồn tại và phát bệnh trong khoảng 12 – 24 ngày rồi mới khởi phát triệu chứng.
Bị quai bị có phải kiêng quan hệ được không?
Quai bị được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và có khả năng lây nhiễm cao cho những người tiếp xúc qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt và dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi, ăn uống chung, dùng chung thìa đũa dao kéo với người bệnh và hôn nhau. Do đó khi mắc bệnh quai bị, người bệnh tuyệt đối không được quan hệ tình dục nhằm tránh khả năng lây bệnh cho bạn tình của mình.
Trong thời gian bị quai bị nếu người bệnh quan hệ tình dục không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho đối phương mà còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận sinh dục như: viêm buồng trứng ở nữ giới và viêm tinh hoàn ở người nam.
Bên cạnh việc kiêng quan hệ tình dục thì khi mắc bệnh quai bị, người bệnh cần nên hạn chế tiếp xúc với những người khác bằng cách: đeo khẩu trang, hạn chế đi lại, tuyệt đối không dùng chung bát đũa, thìa dĩa, ăn chung đồ ăn thức uống với người khác.
Điều trị viêm quai bị
Bệnh quai bị nếu diễn biến nhẹ thường được bác sĩ hướng dẫn tự điều trị tại nhà. Để tránh gây ra các biến chứng người bệnh cần lưu ý:
- Không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà khi chưa có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ
- Uống thuốc đúng liều để hạn chế nguy cơ biến chứng
- Nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ, có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế vận động mạnh
- Bệnh nhân khi bị quai bị cần phải đeo khẩu trang hoặc hạn chế tiếp xúc với mọi người để tránh lây bệnh
- Ưu tiên đồ ăn dạng nước, mềm, dễ nuốt
- Thường xuyên vệ sinh vùng miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh sát khuẩn
- Không nên sử dụng các mẹo vặt như bôi thuốc, đắp lá lên vùng da bị tổn thương khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ
Nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và thăm khám khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị bệnh.
Viêm quai bị bao lâu thì khỏi?
Quai bị nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể tự khỏi trong khoảng từ 1 đến 2 tuần.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị và thực hiện các biện pháp phòng tránh nghiêm ngặt thì bệnh sẽ có thể các biến chứng nghiêm trọng như: sưng, đỏ, đau tinh hoàn ở nam giới và viêm buồng trứng ở nữ giới.
Cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh quai bị
Quai bị là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, để tránh nguy cơ lây nhiễm đồng thời giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, chúng ta cần lưu ý một số điểm cơ bản như sau:
- Giữ khoảng cách nhất định và hạn chế tiếp xúc với người bị quai bị
- Chế biến các món ăn ở dạng lỏng, mềm: Khi bị quai bị, cơ thể của người bị bệnh sẽ có dấu hiệu như đau đầu, đau vùng miệng, má…gây cản trở đến quá trình ăn uống, do đó bạn hãy lựa chọn những món ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa (Cháo, súp, nước hoa quả..) nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất.
- Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nếu bệnh có dấu hiệu thuyên giảm vẫn nên duy trì chế độ ăn uống cũ cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
- Người bệnh cần tránh nước lạnh, tránh ra gió vì bệnh có thể nặng hơn
- Bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Viêm quai bị có gây vô sinh không?
Bệnh quai bị có thể không nguy hiểm nhưng các biến chứng của nó lại rất nghiêm trọng, có thể gây vô sinh, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nam và nữ, đặc biệt là nam giới.
Các biến chứng thường gặp ở nam giới khi bị quai bị như: tinh hoàn sưng to, gây đau nhức, sốt cao, nặng hơn nữa là tình trạng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng gây khó khăn cho việc thụ thai.
Đối với nữ giới các biến chứng của quai bị có thể khiến chị em bị viêm buồng trứng. Các biểu hiện thường gặp là: đau bụng dưới, rong kinh, kinh nguyệt không đều, mất kinh. Ở phụ nữ mang thai nếu bị quai bị rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, sảy thai, thai lưu.
Những biến chứng của bệnh quai bị ở cả nam và nữ đều rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn để khả năng sinh sản. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng tránh bệnh, cũng như cách ly với những người xung quanh để tránh lây nhiễm
Người mắc bệnh quai bị kiêng gì?
Đồ ăn chua cay
Người bị quai bị nên tránh đồ ăn cay nóng bởi các thức ăn này sẽ khiến tuyến nước bọt của bạn phải hoạt động nhiều hơn gây cảm giác đau nhức, khó chịu và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Thịt gà
Thịt gà được đánh giá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất đạm, tuy nhiên không phù hợp với người bị bệnh quai bị. Nguyên nhân là do thịt gà khiến người bệnh đầy bụng, khó tiêu, hơn nữa đặc tính của thịt gà dai, ảnh hưởng đến việc nhai và tiết nước bọt. Người bệnh có thể sử dụng thịt gà để hồi phục sức khỏe sau khi khỏi bệnh.
Đồ nếp
Đồ nếp cũng là đồ ăn được khuyến cáo không nên sử dụng cho người bị quai bị. Các món ăn từ đồ nếp sẽ khiến chỗ viêm sưng đau nhức, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị của bệnh.
Kiêng ra ngoài trời gió
Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp thì người bị quai bị cũng cần chú ý kiêng ra ngoài trời gió để tránh bệnh trở nên nặng. Đặc biệt, quai bị lây nhiễm qua đường hô hấp nên việc kiêng ra ngoài trời vừa giúp người bệnh an toàn vừa giúp hạn chế lây nhiễm cho những người khác.
Món ăn dành cho bệnh nhân quai bị
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến khả năng điều trị và hồi phục sức khỏe của người bị bệnh. Trong thời gian bị bệnh, người bệnh thường chán ăn, mệt mỏi, sức đề kháng kém do đó nên lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa, ưu tiên các món ăn loãng, mềm, giàu dinh dưỡng.
Ngoài ra, việc bổ sung rau xanh, nước hoa quả vào thực đơn của người bị bệnh quai bị cũng vô cùng quan trọng. Ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất thì rau xanh còn có tác dụng rất tốt giúp cơ thể tăng đề kháng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Những điều bạn không nên bỏ qua để mau khỏi bệnh quai bị
Bí quyết để nhanh chóng hồi phục sức khỏe khi bị quai bị chính là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh việc kiêng cữ gió và nước cẩn thận thì người bệnh cũng cần giữ vệ sinh cơ thể cẩn sạch sẽ, lau chùi bằng nước ấm để tránh tình trạng bị cảm lạnh.