Bị phản ứng sau tiêm vắc xin cúm có nguy hiểm không và cần làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Nhiều người sau khi tiêm vắc xin cúm bị xuất hiện các phản ứng phụ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Việc gặp phản ứng sau tiêm vắc xin cúm này có nguy hiểm không, cách xử lý như thế nào? Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ gửi tới bạn những thông tin chi tiết.

1. Vắc xin Cúm có công dụng gì?

Vắc xin Cúm giúp phòng ngừa sự xâm nhập và tấn công của vi rút cúm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm phòng vắc xin Cúm có hiệu lực bảo vệ lên tới 90% và giúp giảm tỷ lệ tử vong do cúm lên 80%. Tuy nhiên, vắc xin Cúm cần được tiêm mỗi năm 1 lần để có hiệu quả bảo vệ toàn diện nhất vì chủng vi rút cúm thường xuyên có sự biến đổi qua các năm.

Vắc xin cúm cần được tiêm mỗi năm 1 lần để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất

Vắc xin Cúm cần được tiêm mỗi năm 1 lần để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất

Những vi rút cúm có thể ngăn chặn được sau khi tiêm vắc xin là vi rút cúm A (H1N1), vi rút cúm A (H3N2) và một chủng vi rút cúm B.

2. Cơ chế hoạt động của vắc xin Cúm

Khi vắc xin Cúm được tiêm vào cơ thể, cơ thể sẽ nhận diện vắc xin là nguồn gây bệnh và kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh đó. Sau khi kết thúc quá trình, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch để sẵn sàng bảo vệ cơ thể, chống lại các vi rút cúm khi gặp phải chúng trong tương lai.

3. Các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm Cúm

Cả trẻ em và người lớn đều có thể gặp phải phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cúm, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm cúm.

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin Cúm là đau chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu,.. những triệu chứng có thể sẽ kéo dài sang ngày thứ 2.

Bên cạnh phản ứng phụ thường gặp, các phản ứng phụ hiếm hoi cũng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Cúm như hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ:

– Sốt cao trên 39 độ C và tình trạng sốt kéo dài.

– Cơ thể co giật,lừ đừ, mệt lả, không có phản ứng khi được gọi.

– Tím tái, khó thở, thở rít, lồng ngực rút lõm khi thở.

– Trẻ quấy khóc dữ dội, khóc thét hàng giờ.

4. Bị phản ứng sau tiêm vắc xin Cúm có nguy hiểm không?

Thông thường, các phản ứng thường gặp sau tiêm cúm sẽ biến mất sau khoảng 2 ngày mà không để lại bất cứ di chứng gì nên bạn không cần quá lo lắng.

Các phản ứng sau tiêm vắc xin cúm sẽ biến mất sau khoảng 2 ngày mà không để lại bất cứ di chứng nào

Các phản ứng sau tiêm vắc xin cúm sẽ biến mất sau khoảng 2 ngày mà không để lại bất cứ di chứng nào

Các phản ứng phụ hiếm gặp rất hiếm khi xảy ra và sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Để sức khỏe sau tiêm được bảo đảm nhất, trước khi tiến hành tiêm vắc xin, bạn cần cho bác sĩ biết đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, các thành phần dị ứng để nhận được chỉ định tiêm phù hợp. Sau tiêm cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở tiêm ít nhất 1 tiếng, nếu có triệu chứng bất thường cần báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

5. Làm gì khi bị phản ứng gặp sau tiêm cúm?

Phản ứng sau tiêm là tình trạng thường gặp sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, điều quan trọng nhất cần làm là bình tĩnh để xử lý các vấn đề.

Cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt, nếu bị sốt hãy nhanh chóng hạ sốt bằng cách nghỉ ngơi ở vị trí thông thoáng, mặc quần áo rộng rãi thoải mái, lau người hoặc chườm khăn bằng nước ấm hoặc nước mát, vắt khăn lên trán để giảm nhiệt,..

Nếu nhiệt độ cao trên 39 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen,… Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ vệ việc sử dụng thuốc trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ vệ việc sử dụng thuốc khi bị phản ứng sau khi tiêm vắc xin  để đảm bảo an toàn

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ vệ việc sử dụng thuốc khi bị phản ứng sau khi tiêm vắc xin  để đảm bảo an toàn

Không chạm hoặc đè lên vết tiêm, không sử dụng khoai tây, chanh,… đắp lên vết tiêm vì việc làm này làm vết tiêm trở nên đau hơn, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vị trí tiêm.

Chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây hoặc uống nhiều sinh tố trái cây, ăn thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa,…

Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt không giảm, các phản ứng phụ vẫn kéo dài, thậm chí còn kèm theo các phản ứng phụ nghiêm trọng cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa người tiêm đến cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc khẩn cấp.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu, sẵn sàng đội ngũ bác sĩ /điều dưỡng giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản về tiêm chủng và cấp cứu sau tiêm chủng là địa chỉ uy tín được nhiều bậc phụ huynh và gia đình tin tưởng lựa chọn. Nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến tiêm phòng cúm, phản ứng phụ và cách xử lý; bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital