Trong thời gian bầu bí, sức khỏe của mẹ yếu hơn bình thường, do đó mẹ rất dễ bị mắc một số bệnh lý phụ khoa, trong đó có nhiễm nấm khi mang thai. Việc mẹ cần làm là nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị và cách phòng tránh để hạn chế gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
Menu xem nhanh:
1. Mẹ bầu cần biết điều gì về nhiễm nấm lúc mang thai
1.1. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị nhiễm nấm khi mang thai?
Trong thời kì mang bầu, hormone cũng như nội tiết tố của mẹ thay đổi. Bên cạnh đó, sức đề kháng của mẹ cũng yếu đi. Điều này gây ra việc mẹ dễ bị vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài tác động dẫn tới một số bệnh lý. Mắc nấm lúc mang thai cũng là một trong số hiện tượng phổ biến hay xảy ra. Nấm khi mẹ mang bầu là việc cơ thể mẹ bị tấn công bởi một loại nấm âm đạo được gọi là Candida. Loại nấm này phát triển sinh sôi và làm mất cân bằng môi trường vùng kín của mẹ. Mẹ có thể bị mắc nấm trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Vậy nên, mẹ bầu bị nấm lúc có bầu nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone nội sinh, nồng độ estrogen tăng cao. Lúc mang bầu, dịch âm đạo vẫn được tiết ra khá nhiều, điều này trở thành cơ hội tốt cho các loại vi khuẩn, nấm men sinh sôi nảy nở, tạo thành nấm.
1.2. Mẹ bầu bị nhiễm nấm khi mang thai có biểu hiện như thế nào?
Nếu mẹ bị nấm trong lúc mang bầu mẹ sẽ gặp một số biểu hiện cụ thể như sau:
– Mẹ có thể cảm thấy đau nhức, hơi sưng ở khu vực âm đạo.
– Mẹ gặp khó khăn trong vấn đề tiểu tiện: tiểu rát, tiểu buốt, tiểu rắt,…
– Ở khu vực xung quanh âm đạo: mô âm đạo, môi âm đạo,…của mẹ có dấu hiệu sưng nề.
– Khí hư của mẹ tiết ra nhiều hơn bình thường và có màu sắc, biểu hiện khác lạ: có mùi hôi khó chịu, có màu xanh vàng….
– Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt khó chịu không yên
– Vùng lưng mẹ thường xuyên nhức mỏi.
– Mẹ cảm thấy đau trong lúc quan hệ vợ chồng hoặc sau khi quan hệ vợ chồng.
Tất cả những triệu chứng kể trên làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
2. Mẹ bầu bị nhiễm nấm khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi hay không?
Tất cả các bệnh lý liên quan đến vi khuẩn hoặc nhiễm trùng đều hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ. Do đó, khi mẹ bị mắc nấm lúc mang thai rất cần có chế độ chăm sóc và xử lý dứt điểm bệnh lý để tránh gây ảnh hưởng đến em bé.
Một số điều ảnh hưởng tới mẹ và em bé nếu mẹ bị mắc nấm như sau:
– Đề kháng của mẹ bị tấn công điều này làm cơ thể của mẹ yếu đi, ảnh hưởng đến sức khỏe trong cả giai đoạn mang bầu.
– Có thể là nguyên nhân gây nên một số bất thường thai kỳ của mẹ.
– Gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm cho mẹ, hoặc gây sinh non, sảy thai.
– Nếu mẹ mắc một số bệnh lây lan qua con đường tình dục như: viêm gan, herpes, giang mai,…thì hoàn toàn có thể lây truyền sang cho em bé.
– Nếu mẹ mắc vi khuẩn Chlamydia có thể khiến em bé gặp vấn đề về nhiễm trùng mắt, viêm phổi,…
– Một số bệnh khác như lậu, liên cầu khuẩn nhóm B cũng có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi, gây ảnh hưởng đến cuộc sinh và giai đoạn sau sinh.
3. Mẹ bầu bị nhiễm nấm khi mang thai cần điều trị ra sao?
Nếu mẹ bị mắc nấm trong khi mang bầu thì cách xử lý tốt nhất vẫn là chăm sóc cơ thể và đặt thuốc âm đạo. Một số loại thuốc trị bệnh nấm âm đạo hay được sử dụng cho mẹ bầu đó là: miconazol hoặc clotrimazol 2%. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần tuyệt đối tuân thủ và xin lời tư vấn của các bác sĩ sản khoa trong việc sử dụng các loại thuốc này. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng không đúng cách sẽ có thể gây hại tới bản thân mẹ bầu và em bé.
Thông thường, một đợt điều trị nấm cho mẹ bầu sẽ rơi vào khoảng 5-7 ngày sử dụng thuốc. Tuy nhiên, sau khi quá trình điều trị này kết thúc, mẹ vẫn cần tái khám bác sĩ để kiểm tra xem tình hình bệnh như nào, có cần sử dụng thêm thuốc hay không. Những loại thuốc đặt âm đạo thì đều là những loại an toàn cho sức khỏe thai nhi, do đó mẹ có thể yên tâm sử dụng.
4. Mẹ bầu nên phòng tránh việc bị nhiễm nấm lúc mang thai như nào thì hiệu quả
Không chỉ giúp phòng tránh bệnh nấm mà mẹ cũng cần lưu ý tới những điều sau để giúp bảo vệ sức khỏe cho cả thai kỳ cũng như chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sinh sẽ diễn ra sau đó.
– Mẹ nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tích cực ăn nhiều rau xanh, các loại chất xơ và bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung nhiều các loại thịt cá chứa nhiều đạm, protein, kẽm, sắt,…Việc mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể của mẹ khỏe lên, đề kháng nâng cao giúp phòng tránh sự tấn công của các loại vi khuẩn, nấm men.
– Mẹ nên cắt giảm, hạn chế dung nạp các loại đường, các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh. Bởi nó có thể chứa các loại chất gây hại cho sức khỏe.
– Hạn chế ngâm người quá lâu trong bồn tắm. Vì điều này sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập sâu hơn vào âm đạo.
– Giữ gìn, chăm sóc vệ sinh vùng kín thật tốt, giữ vùng kín luôn khô thoáng sẽ là cách bảo vệ hiệu quả phòng tránh việc vi khuẩn phát triển, sinh sôi nảy nở.
– Mẹ nên giặt riêng đồ lót, phơi dưới chỗ có ánh nắng và nên thay đồ lót định kỳ 3 tháng/lần để tránh việc vi khuẩn, nấm phát triển.
– Tắm bằng nước sạch hàng ngày, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Tuyệt đối mẹ không nên thụt rửa quá sâu vào vùng kín.
– Nên lựa chọn đồ lót được làm từ các chất liệu mềm mại, thoáng khí, giúp vùng kín luôn khô thoáng, tránh việc bị bí hơi.
– Trong thời gian bị mắc nấm thì không quan hệ vợ chồng để tránh làm tình hình bệnh trở nên tệ hơn.
– Mẹ nên sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nên dùng đúng và đủ theo bác sĩ để giúp tình hình bệnh nhanh chóng khỏi.
– Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện nếu mẹ có bị mắc các bệnh lý phụ khoa.
Liên hệ với Thu Cúc TCI ngay hôm nay để được tư vấn và đặt lịch khám mẹ nhé!