Viêm họng hạt là một trong những bệnh lý khó chữa trong các loại viêm họng. Bệnh gây cảm giác khó chịu, có cảm giác vướng víu,… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Để hiểu hơn về căn bệnh này bạn có thể tham khảo những thông tin sau:
Menu xem nhanh:
1. Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mạn tính quá phát, đó chính là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm – nơi chứ rất nhiều tế bào lympho đóng vai trò tiêu diệt, ngăn cản vi khuẩn. Khi bị viêm quá phát, các tế bào lympho này phải hoạt động với cường độ liên tục trong khoảng thời gian dài, ngày càng to ra và trở thành những hạt trên niêm mạc họng. Các hạt này chủ yếu xuất hiện ở phía sau thành họng, với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau.
2. Nguyên nhân gây ra viêm họng hạt
Viêm họng hạt là bệnh rất dễ mắc bởi những nguyên nhân:
- Viêm amidan
- Viêm họng cấp tính
- Những người có vấn đề về tai mũi họng
- Hệ bạch huyết kém
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Sức đề kháng kém
- Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Những sử dụng rượu bia thuốc lá…
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt cũng có những triệu chứng tương tự như viêm amidan, viêm họng cấp tính. Tuy nhiên viêm họng hạt là hiện tượng thành sau họng có nhiều hạt lớn như đầu đinh ghim hoặc hạt ngô, có nhiều hạt nối liền với nhau bằng những dây máu màu đỏ. Những hạt này gây kích thích họng khiến người bệnh khó chịu với những biểu hiện như:
- Thường xuyên có cảm giác vướng víu trong họng.
- Muốn khạc nhổ vì họng khô, ngứa rát khó chịu.
- Ngứa rát họng, khi đằng hắng hay ho nhẹ thì cảm giác ngứa họng có thể giảm đi.
- Một số trường hợp có cảm giác như nuốt phải sợi tóc và ngứa họng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
Viêm họng hạt thường không đi kèm với ho, sốt. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể nặng hơn do người bệnh có sức đề kháng kém, các yếu tố bên ngoài dễ dàng xâm nhập.
4. Phòng ngừa và cách điều trị viêm họng hạt hiệu quả
- Bảo vệ đường hô hấp như hàng ngày vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
- Khi mắc bệnh đường hô hấp cần phải điều trị dứt điểm ngay từ lúc mắc bệnh để bệnh không trở thành mạn tính. Kết quả của viêm họng cấp là gây nên viêm họng hạt.
- Khi đi ra ngoài đường hoặc làm việc ở môi trường độc hại cần có đồ bảo hộ đường hô hấp, tránh bệnh viêm họng.
- Nên súc miệng bằng nước muối loãng, cứ 3h súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp thì thời gian giữa hai lần súc họng có thể gần hơn, súc họng trước và sau khi ngủ.