Viêm gan B gây tổn thương tế bào gan và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan. Viêm gan B lành tính là tình trạng virus trong trạng thái không hoạt động. Lúc này chúng tồn tại trong cơ thể nhưng lại chưa gây hại cho gan. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi viêm gan B lành tính có chữa được không? Cần làm gì để kiểm soát ngăn ngừa bệnh tiến triển?
Menu xem nhanh:
1. Viêm gan B lành tính là gì?
Viêm gan B lành tính là khái niệm dùng để chỉ virus viêm gan B ở thể không hoạt động (thể ngủ). HBV tồn tại trong cơ thể nhưng lại không nhân lên và không gây hại cho gan. Trường hợp nhiễm virus viêm gan B trong thời gian dài nhưng không khiến gan hoạt tử cũng được gọi là viêm gan B thể ngủ.
Người bệnh sẽ được chẩn đoán viêm gan B thể không hoạt động dựa vào các tiêu chí như: xét nghiệm HBsAg (+) trên 6 tháng; HBeAg (-) và Anti Hbe (+). Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm định lượng HBV DNA, xét nghiệm các chỉ số men gan ALT/AST và sinh thiết gan.
2. Mức độ nguy hiểm của viêm gan B lành tính
10% số trẻ em nhiễm virus viêm gan B từ mẹ có thể tự khỏi hoàn toàn. Các trường hợp còn lại sẽ tiến triển thành mạn tính và có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm. Tùy vào từng thời kỳ mà những trường hợp này sẽ có HBV thể đang hoạt động hoặc không hoạt động.
Trong khi đó, hầu hết người trưởng thành nhiễm virus viêm gan B có thể tự khỏi sau 6 tháng và không để lại di chứng. Số ít trường hợp còn lại sẽ chuyển sang viêm gan B mạn tính.
Dù virus viêm gan B ở thể không hoạt động nhưng nó vẫn có khả năng lây truyền từ người sang người. Con đường lây truyền cơ bản của HBV là lây từ mẹ sang con, lây qua đường máu và qua đường tình dục.
Tình trạng virus viêm gan không hoạt động chỉ là tạm thời. Trên thực tế, chúng có thể bắt đầu hoạt động trở lại ở bất kỳ thời điểm nào. Khi HBV hoạt động trở lại, người bệnh sẽ đối mặt với các nguy cơ xơ gan, suy gan, thậm chí ung thư gan.
Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, đặc biệt là thời điểm sức đề kháng suy yếu khiến khả năng chống lại HBV giảm sút. Người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh virus viêm gan B hoạt động trở lại.
3. Giải pháp tốt nhất cho viêm gan B lành tính
3.1. Viêm gan B lành tính có chữa được không?
Như đã nói ở trên, trường hợp viêm gan B lành tính thì virus tạm thời không hoạt động. Lúc này, HBV trong cơ thể sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người nhiễm virus. Người bệnh không thể loại bỏ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc điều trị ở trường hợp này là không cần thiết.
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc Tây y có tác dụng ức chế HBV phát triển. Chúng chỉ dùng trong trường hợp viêm gan B cấp tính và mạn tính. Người bệnh viêm gan B lành tính không cần sử điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng không cần tiêm vaccine phòng viêm gan B. Ở thời điểm này, virus đã tồn tại trong cơ thể người bệnh, nên việc tiêm vaccine là không có tác dụng.
Tóm lại, việc cần làm ở trường hợp viêm gan B lành tính là ngăn chặn virus phát triển, hoạt động trở lại. Những biện pháp cụ thể sẽ có trong các mục dưới đây.
3.2. Thăm khám gan mật định kỳ
Ở giai đoạn viêm gan B lành tính, người bệnh cần thường xuyên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Gan mật để theo dõi diễn biến bệnh. Bác sĩ sẽ có phương án can thiệp kịp thời nếu bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Sự phát triển của virus viêm gan B sẽ được kiềm chế hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Đặc biệt, cần lưu ý khi sử dụng thuốc an thần, thuốc trị đau dạ dày, thuốc kháng viêm,… Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan, tác động xấu đến sự phát triển của bệnh.
3.3. Viêm gan B lành tính có chữa được không – Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn virus viêm gan B phát triển. Cụ thể, người bệnh cần chú ý:
– Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng việc ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
– Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng bởi chúng gây áp lực lên gan, khiến gan hoạt động nhiều hơn.
– Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều muối gây khó khăn cho việc hấp thụ dinh dưỡng, làm tổn hại chức năng gan.
– Không uống rượu bia, không sử dụng các chất kích thích trong thời gian điều trị.
3.4. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học:
– Thường xuyên vận động, tập thể dục – thể thao, rèn luyện sức khỏe để tăng sức đề kháng với HBV.
– Cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, không nên quá lo lắng.
– Không nên làm việc quá nhiều, đặc biệt là việc đòi hỏi sức lực lớn.
– Chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh lây bệnh cho người thân và cộng đồng: không dùng chung kim tiêm, dao cạo, bàn chải đánh răng…; không hiến máu; cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;…
Qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu được viêm gan B lành tính có chữa được không. Bài viết cũng cung cấp các biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của virus. Người bệnh hãy tham khảo thực hiện để bảo vệ tốt nhất sức khỏe lá gan của chính mình.