Bệnh uốn ván có chữa được không và biến chứng để lại

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Uốn ván gây nhiễm trùng ở người thông qua những vết thương hở, để lại tỷ lệ tử vong từ 20-90% ở người bệnh là mối lo ngại lớn trong cộng đồng hiện nay. Vậy để được giải đáp cho câu hỏi bệnh uốn ván có chữa được không và các biến chứng của bệnh này, xem ngay câu trả lời bên dưới bạn nhé!

1. Tìm hiểu căn bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván (hay tetanus) là một bệnh cấp tính bởi ngoại độc tố tetanus exotoxin do vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) sản xuất. Vi khuẩn này phát triển tại vết thương trong môi trường thiếu oxy. Bệnh uốn ván xuất hiện với các triệu chứng co cứng cơ và đau, ban đầu ảnh hưởng đến các cơ nhai, cơ mặt và cơ gáy, sau đó lan rộng đến cơ thân.

Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh uốn ván, nhưng nhóm người có nguy cơ cao bao gồm nông dân, người chăn nuôi gia súc, những người nghiện chích ma túy hoặc những người bị thương do bỏng, do tai nạn,…

Vi khuẩn này phát triển tại vết thương trong môi trường thiếu oxy

Vi khuẩn này phát triển tại vết thương trong môi trường thiếu oxy

Bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở nhiều quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới vào cuối thế kỷ 20, hàng năm có khoảng 500.000 trẻ em mất mạng do bệnh uốn ván ở các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ tử vong so với số người mắc bệnh dao động từ 10% đến 90%, với tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em nhỏ và người già.

Ở Việt Nam, bệnh uốn ván đã được ghi nhận ở hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho trẻ em đã triển khai thêm vắc xin ngừa uốn ván từ năm 1992. Từ năm 1996 đến 2000, tỷ lệ mắc bệnh uốn ván trung bình hàng năm ở cả nước là 0,13 trường hợp trên mỗi 1.000 trẻ. Từ năm 2005, Việt Nam đã đạt được mục tiêu loại trừ bệnh uốn ván ở cấp huyện, với tỷ lệ mắc bệnh dưới 1 trường hợp trên mỗi 1.000 trẻ.

Song, người lớn lại chiếm đa số trong các trường hợp mắc bệnh uốn ván. Đặc biệt, tháng 10/2023, Hà Nội đã ghi nhận 1 ca bệnh uốn ván tử vong, nâng tổng số ca tử vong từ đầu năm tới nay lên 2 ca. Do đó, bệnh uốn ván trở thành “cơn sốt” khiến nhiều người lo lắng và thắc mắc liệu bệnh uốn ván có chữa được không.

2. Mắc căn bệnh uốn ván có thể chữa được không?

Bệnh uốn ván nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, nhiều người thắc mắc liệu bệnh uốn ván có thể chữa được không. Câu trả lời là phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh và quá trình điều trị bệnh. Nếu phát hiện càng sớm khả năng chữa trị thành công càng cao.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, uốn ván không gây triệu chứng rõ ràng và không có sốt. Chỉ khi tình trạng trở nặng, bệnh nhân bắt đầu có sốt cao, co giật hoặc rối loạn nhịp tim và huyết áp, họ mới nhận ra mình bị uốn ván. Lúc này, điều trị hồi sức tích cực là cần thiết để kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tử vong.

Với việc phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị thì câu trả lời cho câu hỏi bệnh uốn ván có chữa được không là hoàn toàn có thể khỏi được

Với việc phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị thì câu trả lời cho câu hỏi bệnh uốn ván có chữa được không là hoàn toàn có thể khỏi được

Để đạt được hiệu quả tốt, việc điều trị phải tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng, bao gồm giữ cho bệnh nhân trong một không gian yên tĩnh, hạn chế các tác động và kích thích. Nguyên tắc này cần được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình điều trị bệnh uốn ván. Ngoài ra, việc kiểm soát co giật, cứng cơ và rối loạn thần kinh là ưu tiên của các bác sĩ đối với bệnh nhân. Điều này là lý do tại sao các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng rộng rãi để loại bỏ vi khuẩn gây uốn ván.

Với việc tuân thủ những yêu cầu trên, người bệnh có thể tin rằng bệnh có khả năng chữa khỏi. Thường thì, quá trình bệnh uốn ván kéo dài trong khoảng 2-3 tháng, tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân. Sau khoảng 4 tháng điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe sẽ có sự cải thiện đáng kể, các triệu chứng tê liệt và cứng cơ sẽ được kiểm soát.

Để tăng tốc quá trình phục hồi, có thể kết hợp điều trị với việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Hơn nữa, một lối sống lành mạnh và khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh uốn ván.

3. Biến chứng của bệnh uốn ván

Nếu không nhận được sự điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng cả trong và sau quá trình hồi phục bệnh, bao gồm:

– Vấn đề về hô hấp: Suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất, đặc biệt xảy ra khi dây thanh quản bị co thắt và cứng cơ ở cổ và bụng, đặc biệt là trong trường hợp co thắt toàn thân.

– Co thắt và cứng cơ nghiêm trọng do uốn ván có thể gây trở ngại hoặc làm ngừng thở bệnh nhân.

– Vấn đề về hệ tim mạch: Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng về huyết áp thấp và nhịp tim chậm, đôi khi có thể xảy ra tình trạng ngừng tim đột ngột.

– Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Biến chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể bao gồm tăng huyết áp không thường xuyên hoặc liên tục, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim, sốt cao, mồ hôi và tăng nhịp thở phản xạ quá mức.

– Tắc mạch máu và rạn da: Sự di chuyển của cục máu đông từ một nơi khác trong cơ thể có thể gây tắc nghẽn động mạch chính hoặc một trong những nhánh của động mạch phổi, gây ra tình trạng tắc mạch phổi (thuyên tắc phổi).

– Vấn đề về xương khớp: Co thắt hoặc co giật toàn thân có thể khiến gãy xương cột sống hoặc các xương khác, gây ra tổn thương nghiêm trọng cho cơ và xương.

– Viêm phổi: Viêm phổi do hít phải một chất gì đó vào phổi có thể là một biến chứng của co thắt toàn thân.

– Nhiễm trùng: Bệnh nhân có thể mắc phải nhiễm trùng cấp do đặt ống thông tiểu và loét do tư thế nằm.

– Suy thận: Tình trạng co thắt cơ nghiêm trọng có thể gây phá hủy cơ xương, dẫn đến sự rò rỉ protein vào nước tiểu, làm suy thận (suy thận cấp).

Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván là cách bảo vệ tốt nhất cho bản thân thay vì đợi có bệnh mới lo điều trị

Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván là cách bảo vệ tốt nhất cho bản thân thay vì đợi có bệnh mới lo điều trị

Do đó, việc phòng bệnh vẫn luôn được khuyến cáo là phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Thay vì phải chạy đua với việc điều trị nhiễm trùng uốn ván trước sự tấn công nhanh chóng của độc tố uốn ván khi vào cơ thể, mọi người dân đều có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm ngừa vắc xin. Thực hiện tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin uốn ván cho cả trẻ em và người lớn có thể giúp ngăn chặn tới 95% khả năng lây nhiễm uốn ván.

Như vậy, bài viết vừa giúp các bạn giải đáp thắc mắc bệnh uốn ván có chữa được không. Để được đăng ký chủng ngừa uốn ván an toàn và hiệu quả, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn nhé! Phòng tiêm luôn sẵn các loại vắc xin uốn ván để phục vụ nhu cầu chủng ngừa cho mọi khách hàng ở mọi độ tuổi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital