Bệnh trĩ triệu chứng như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú

Bùi Văn Khích

Bác sĩ Nội khoa

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến trong số các căn bệnh về hậu môn- trực tràng. Trong bài viết này, Thu Cúc sẽ gửi đến quý độc giả những thông tin xoay quanh căn bệnh này: bệnh trĩ triệu chứng như thế nào, cách điều trị ra sao,..

1. Khái quát về bệnh trĩ

1.1. Bệnh trĩ được hiểu như thế nào?

Bệnh trĩ (hemorrhoids) là tình trạng giãn ra quá mức ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới, tạo ra các búi trĩ.

Cho đến hiện tại, cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ chưa được hiểu hoàn toàn. Tuy vậy, có một vài giả thuyết được đặt ra để lý giải cho cơ chế trực tiếp hình thành các búi trĩ.

Thuyết cơ học: Theo thuyết cơ học thì các đám rối tĩnh mạch trĩ nội nằm ở lớp dưới niêm mạc trên đường lược (đệm hậu môn), và được cố định vào mặt trong cơ tròn trong bởi các dây chằng. Do đó khi các dây chằng bị đứt, suy yếu sẽ dẫn đến đệm hậu môn bị ứ máu và trượt ra ngoài, tạo thành bệnh trĩ. Một số yếu tố gây tổn thương các dây chằng bao gồm: tuổi (sau 20 tuổi cơ treitz bắt đầu thoái hóa), tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng (táo bón, ngồi lâu, làm các công việc nặng, phì đại tuyến tiền liệt…).

Thuyết mạch máu: Do rối loạn thần kinh vận mạch gây đáp ứng bất thường mở thông các cầu nối thông động tĩnh mạch ở các đệm hậu môn, lưu lượng máu động mạch ồ ạt đổ về đệm hậu môn dẫn tới tăng áp lực máu ở đám rối mạch trĩ gây chảy máu và sa búi trĩ.

1.2. Bệnh trĩ được phân loại như thế nào?

– Theo đặc tính búi trĩ: Chia thành trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids)

Trĩ nội: vị trí búi trĩ xuất hiện là bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng.

Trĩ ngoại: vị trí búi trĩ xuất hiện là bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược.

Ngoài ra còn có bệnh trĩ hỗn hợp: bệnh lý kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại.

– Theo cấp độ bệnh: Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ.

Đối với trĩ nội, các cấp độ được xác định dựa trên độ sa ra ngoài của búi trĩ. Ở cấp 1, búi trĩ vẫn còn nằm nguyên trong ống hậu môn. Giai đoạn này là nhẹ hơn cả. Ở cấp độ 2, búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài nhưng tự co vào được. Ở cấp độ 3, búi trĩ phải dùng tay đẩy mới co vào được. Ở cấp độ nặng, búi trĩ hoàn toàn nằm bên ngoài và không thể dùng tay đẩy vào nữa. Lúc này, người bệnh cần phải được xử lý y tế gấp để tránh những tổn thương và đau đớn, hạn chế tối đa biến chứng.

bệnh trĩ triệu chứng

Mô tả các cấp độ của trĩ nội

Đối với trĩ ngoại, bệnh cũng được chia thành 4 mức độ tuy nhiên tính chất các mức độ là khác nhau. Bệnh từ hình thành, đến phát triển lớn gây cộm ở hậu môn, đến tắc nghẹt búi trĩ và cuối cùng là nhiễm trùng nặng búi trĩ.

2. Những triệu chứng của bệnh trĩ

2.1. Bệnh trĩ triệu chứng chung là gì?

Các triệu chứng của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có một số điểm khác nhau. Tuy thế chúng vẫn có các dấu hiệu nhận biết chung như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, hậu môn sưng lên, đại tiện kèm chất dịch nhầy…Các dấu hiệu chung như sau:

– Bệnh nhân cảm thấy đau rát theo các mức độ khi đi đại tiện.

– Đi đại tiện kèm máu. Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, có thể nhìn được trong phân hoặc giấy vệ sinh sẽ có lẫn máu tươi.

– Luôn thấy có cảm giác cộm ở hậu môn, các khối có thể tự co vào hoặc không. Đây là biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ.

– Hậu môn nhớp nháp do các dịch nhầy tiết ra nhiều hơn gây ra cảm giác khó chịu, kích ứng.

2.2. Bệnh trĩ triệu chứng cụ thể ở từng loại như thế nào?

2.2.1. Bệnh trĩ nội: triệu chứng cụ thể

Các tĩnh mạch trực tràng giãn nở, dần tạo thành búi trĩ nội nổi trên niêm mạc. Sẽ rất khó trực tiếp nhìn thấy các triệu chứng của trĩ nội trong giai đoạn đầu. Tuy vậy, trĩ nội vẫn có những biểu hiện khá đặc trưng như sau:

– Bệnh nhân đi đại tiện kèm máu. Lượng máu tăng dần theo cấp độ bệnh. Càng về sau thì lượng máu càng nhiều hơn, có thể bắn thành các tia máu.

– Hậu môn bắt đầu xuất hiện dịch nhầy nhiều bất thường.

– Cảm giác ngứa rát và đau đớn khi rặn mạnh gây tổn thương lên các búi trĩ bên trong trực tràng.

– Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các búi trĩ sa ra ngoài. Búi trĩ có kích thước không cố định, thường có màu hồng hoặc màu da. Khi sờ vào có cảm giác như các chùm cao su. Búi trĩ có thể tự co vào hoặc phải dùng tay đẩy, tùy vào cấp độ bệnh.

2.2.2. Bệnh trĩ ngoại: triệu chứng cụ thể

Các búi trĩ ngoại nằm ở xung quanh mép hậu môn. So với trĩ nội, trĩ ngoại có các triệu chứng rõ ràng hơn. Trĩ ngoại gây đau nhiều hơn và sớm hơn. Các biểu hiện cụ thể của trĩ ngoại như sau:

– Thấy cảm giác ngứa và sưng ở vùng hậu môn

– Dễ dàng nhìn và sờ thấy các khối thịt bất thường nổi quanh hậu môn.

– Chảy máu hậu môn nhưng không dữ dội và thường xuyên bằng trĩ nội. Điều này do khi đại tiện, lực tác động lên trĩ ngoại ít hơn trĩ nội. Các búi trĩ không bị ép vào thành niêm mạc hậu môn hoặc cọ vào phân khi rặn.

– Bệnh nhân thường cảm thấy thấy đau đớn, khó chịu ở hậu môn.

– Hậu môn nhớp nháp, có thể xảy ra tình trạng rò rỉ phân.

Người bệnh và cơn đau đớn do bệnh trĩ gây ra

Người bệnh và cơn đau đớn do bệnh trĩ gây ra

Trĩ ngoại khá giống với tình trạng sa ra ngoài của trĩ nội. Nhiều bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp với các biểu hiện đa dạng và rõ ràng hơn.

Bệnh trĩ triệu chứng khá đa dạng, tuy nhiên cảm giác chính của bệnh nhân luôn là phiền toái và ám ảnh vì những cơn đau.

3. Điều trị bệnh trĩ thế nào để đạt được hiệu quả

Tuy lành tính nhưng bệnh trĩ triệu chứng rất phiền phức và ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng sống. Đặc biệt, những triệu chứng ấy không thể tự hết. Bệnh cũng không thể tự khỏi mà không được can thiệp y tế. Thông thường, có hai cách điều trị căn bệnh này như sau:

Điều trị bệnh trĩ bằng các loại thuốc (can thiệp nội khoa). Áp dụng với bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ như 1, 2. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Sử dụng thuốc cần phải đặc biệt tuân theo chỉ định của bác sĩ.

– Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật: Khi bệnh đã đến giai đoạn nặng, cấp độ 3,4 thì cắt trĩ là biện pháp tối ưu. Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson, phương pháp cắt trĩ Longo. Đặc biệt, mổ trĩ Longo được ưa chuộng vì gần như không đau và nơi thực hiện phẫu thuật nằm ở vùng vô cảm của ống hậu môn.

Phẫu thuật cắt trĩ Longo được ưa chuộng

Phẫu thuật cắt trĩ Longo được ưa chuộng

Một số phương pháp khác có thể kể đến như thắt mạch, tiêm xơ búi trĩ làm búi trĩ khô đi và teo dần trong khoảng 10 ngày. Thủ thuật thắt dây cao su cho khả năng điều trị bệnh trĩ đối với các bệnh nhân có tình trạng nhẹ. Cách làm này cũng có thể làm cho búi trĩ khô và rụng đi.

Bài viết trên vừa cung cấp cho quý độc giả những thông tin về bệnh trĩ, đồng thời trả lời câu hỏi xoay quanh: bệnh trĩ triệu chứng như thế nào, điều trị làm sao cho hiệu quả. Ngoài ra, lưu ý hãy đến khám tại cơ sở y tế uy tín để sớm nhận biết và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital