Bệnh mất ngủ mạn tính có thể kéo theo rất nhiều vấn đề nguy hiểm như: bệnh trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ đột quỵ… nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị hiệu quả. Tìm được nguyên nhân gây bệnh mất ngủ mạn tính sẽ giúp bạn có được giải pháp cải thiện tình trạng này hiệu quả, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là bệnh mất ngủ mạn tính?
Mất ngủ mạn tính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó có thể duy trì giấc ngủ vào ban đêm, thức giấc sớm hơn và không thể ngủ lại được nữa. Tình trạng này kéo dài ít nhất hơn 1 tháng thì được gọi là mất ngủ mạn tính. Còn nếu tình trạng mất ngủ xảy ra dưới 1 tháng, thì được gọi là mất ngủ cấp (ngắn hạn).
Mất ngủ mạn tính có thể xảy ra đối với bất kỳ ai nhưng thường xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi. Nhiều người mặc dù có thói quen ngủ rất khoa học, nhưng một khi đã mắc bệnh mất ngủ mạn tính thì rất khó ngủ kể cả vào ban đêm hay ban ngày. Mất ngủ mạn tính khó chữa hơn so với mất ngủ thông thường, thường phải điều trị liên tục trong thời gian dài.
2. Cẩn trọng với các vấn đề sức khỏe do mất ngủ kéo dài gây ra
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe chúng ta. Trung bình một người trưởng thành cần ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày. Do vậy, việc mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của người bệnh, mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như:
– Bệnh béo phì
– Bệnh lý tim mạch và huyết áp cao
– Bệnh tiểu đường, suy giảm dung nạp Glucose
– Bệnh lý thần kinh, tâm thần
– Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch
– Chán ăn, suy dinh dưỡng, nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa
– Tăng nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông
– Tâm trạng lo âu, căng thẳng, chán nản không muốn làm việc, suy giảm chức năng sinh lý,….
3. Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ mạn tính
– Bệnh về xương khớp: Đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương gây đau nhức về đêm, cản trở giấc ngủ.
-Bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim. Các căn bệnh này sẽ khiến người bệnh bị đau tức, khó thở, làm mất ngủ và lâu dần dẫn đến mất ngủ mạn tính.
– Bệnh về hô hấp: Giãn phế quản, hen phế quản, gây ho, khó thở vào ban đêm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.
– Bệnh về tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm đại tràng sẽ gây ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày khiến người bệnh khó ngủ.
– Bệnh về tiết niệu: Sỏi thận, sỏi bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường gây tiểu nhiều hơn vào ban đêm, cản trở giấc ngủ.
– Bệnh về thần kinh: Rối loạn tiền đình hay bệnh lý đau nửa đầu cũng khiến người bệnh khó ngủ hơn và dễ bị mất ngủ mạn tính hơn.
– Do môi trường sống xun: Môi trường xung quanh ồn ào, không sạch sẽ, chật hẹp, đông đúc.
– Ăn uống không điều độ: Ăn quá no trước khi ngủ, sử dụng rượu bia và các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá ngay trước khi ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Rối loạn tâm sinh lý: Căng thẳng kéo dài, trầm cảm, buồn rầu, lo lắng, ghen tị, tâm thần phân liệt dẫn đến mất ngủ.
– Thay đổi hormone: Tình trạng này thường diễn ra nhiều ở nữ giới, việc thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây đau đầu và mất ngủ, tăng nguy cơ mất ngủ mạn tính.
4. Cải thiện tình trạng mất ngủ mạn tính bằng cách nào?
4.1 Khám nội thần kinh “giải quyết tận gốc” bệnh mất ngủ mạn tính
Bạn cần lưu ý không nên lạm dụng thuốc ngủ. Việc sử dụng thuốc ngủ có thể khiến bạn ngủ được nhưng sẽ rất mệt mỏi khi tỉnh dậy. Không những vậy, việc sử dụng thuốc ngủ về lâu về dài có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, dễ kích động, rối loạn chu kỳ thức ngủ,… gây ảnh hưởng không tốt tới gan, thận, về lâu dài dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khó lường.
Chính vì thế, khi bị mất ngủ mạn tính trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào tốt nhất bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán, xác định đúng nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Tùy vào thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả, giúp bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc.
4.2 Xây dựng lối sống khoa học cải thiện bệnh mất ngủ mạn tính
Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên thay đổi và xây dựng lối sống khoa học hơn. Sau đây là một số lời khuyên để cải thiện tình trạng mất ngủ mạn tính như sau:
– Không nên vận động nhiều và quá sức trước khi đi ngủ, vì những hoạt động này sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.
– Tránh những áp lực, căng thẳng kéo dài, nên thư giãn để có giấc ngủ ngon.
– Ngủ đủ giấc và đúng giờ. Hạn chế thức khuya, ngủ nướng.
– Phòng ngủ phải thông thoáng và thật yên tĩnh, ánh sáng phù hợp.
– Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích trước khi ngủ như cà phê, rượu, bia, nước tăng lực.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp với bản thân.
– Tránh làm mất nhiệt trước khi đi ngủ như không nên rửa mặt bằng nước lạnh trước khi đi ngủ điều này sẽ khiến bạn khó vào giấc ngủ hơn và dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.
– Có thể sử dụng một số loại thức uống nóng ấm có tác dụng thư giãn như trà hoa cúc, atiso, cỏ ngọt hay một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ,…
– Ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày trước khi đi ngủ giúp máu lưu thông tốt hơn và giúp bạn khắc phục bệnh mất ngủ mãn tính.
Bệnh mất ngủ mạn tính nguy hiểm hơn nhiều người nghĩ vì có thể gây thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Do vậy, ngay khi có những triệu chứng mất ngủ ngắn hạn hay mất ngủ kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.