Viêm lợi hôi miệng chảy máu chân răng có thể bắt gặp nhiều do vấn đề vệ sinh răng miệng kém. Bên cạnh đó là các bệnh lý răng miệng, răng khôn mọc lệch, hay những vấn đề như stress, thói quen, di truyền, thay đổi nội tiết tố,… cũng có thể là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Menu xem nhanh:
1. Viêm lợi với biểu hiện hôi miệng, chảy máu chân răng
Viêm lợi/viêm nướu là một trong những bệnh phổ biến thuộc nhóm bệnh nha chu (tổ chức xung quanh chân răng). Viêm lợi thường do tình trạng vệ sinh răng miệng kém gây ra hiện tượng mảng bám và hình thành viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố khác gây tăng nguy cơ hình thành bệnh lý này như: tuổi tác, thuốc lá, dinh dưỡng kém, răng mọc lệch, thay đổi nội tiết tố, vấn đề di truyền, các bệnh lý nhiễm trùng, stress, …
Viêm lợi thường được biểu hiện bằng tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng. Bên cạnh hai triệu chứng này, bệnh còn xuất hiện những dấu hiệu khác cũng dễ nhận thấy như:
– Nướu đỏ sẫm. Trong một số tình huống, nướu còn có hiện tượng tụt lộ chân răng.
– Nướu chảy máu dễ dàng khi dùng bàn chải hoặc dùng chỉ nha khoa. Tình trạng chảy máu này khi bệnh nặng thì càng diễn ra nhiều hơn, dễ chảy máu khi chép miệng, thậm chí là chân răng tự chảy máu dù không tác dụng lực hay tác động nào đến nướu lợi.
– Tụt nướu
– Nướu mềm
– Tê buốt, ngứa lợi, khó chịu, không đau rát
Với bệnh lý viêm lợi, răng hầu như không có dấu hiệu lung lay.
Viêm lợi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường diễn ra phổ biến ở độ tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh có thể xuất hiện trong thời gian dài hoặc lặp lại nhiều lần ở người bệnh.
2. Xử lý và điều trị hiệu quả với bệnh lý viêm lợi
Nha sĩ khuyên bạn: Khi gặp những dấu hiệu của bệnh viêm lợi, nên sớm đến các cơ sở nha khoa để thăm khám, điều trị kịp thời để tránh những diễn biến nặng của bệnh. Một số phương pháp được bác sĩ áp dụng trong điều trị viêm lợi như:
– Nên định kỳ làm sạch răng miệng tại các cơ sở nha khoa, bao gồm các thao tác loại bỏ mảng bám, cao răng, cạo vôi răng. Việc cạo vôi răng giúp loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu răng, ngăn ngừa sự tích thụ thêm của cao răng cũng như vi khuẩn với các dụng cụ nha khoa, tia laser hoặc các thiết bị siêu âm.
– Phục hình cho răng khi có vấn đề và khi cần thiết. Răng mọc lệch là một trong những vấn đề gây tích tụ và hình thành mảng bám trên răng và dẫn đến viêm lợi. Trong nhiều trường hợp răng mọc lệch, khó loại bỏ mảng bám trong quá trình chăm sóc răng miệng hằng ngày, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên phục hình răng để khắc phục vấn đề này cũng như phòng ngừa vấn đề viêm lợi hiệu quả.
– Xây kế hoạch chăm sóc răng miệng hợp lý. Sau khi thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp, kỹ lưỡng nhằm ngăn ngừa viêm lợi, nha sĩ sẽ giúp bạn xây dựng chương trình chăm sóc răng miệng phù hợp, bao gồm các hoạt động chăm sóc răng miệng tại nhà, lịch trình kiểm tra nha khoa và làm sạch thường xuyên.
Ngoài ra, thăm khám răng miệng định kỳ cũng là phương pháp cần thiết nhằm đẩy lùi những tổn thương và ngăn ngừa sự tiến triển mà bệnh gây nên.
3. Thực hiện vấn đề tự chăm sóc răng miệng phòng tránh bệnh viêm lợi
Bên cạnh việc điều trị làm sạch răng miệng tại các cơ sở nha khoa, cần chủ động thực hiện việc chăm sóc răng miệng hằng ngày cũng như tạo những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng thường xuyên.
3.1. Vệ sinh đúng cách
Vấn đề vệ sinh răng miệng luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý răng miệng. Nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm ẩn chứa, lan rộng và để lại hệ lụy lâu dài:
– Đánh răng 2 lần trong ngày để làm sạch răng miệng. Chú ý khi đánh răng, cần điều chỉnh lực vừa phải, chải răng theo chiều xoắn ốc hoặc dọc răng để không gây ảnh hưởng và tổn thương nướu.Đánh răng sau khi ăn sẽ hạn chế tình trạng hình thành mảng bám cũng như vấn đề hơi thở có mùi.
– Súc miệng vệ sinh bằng nước muối ấm. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng tự pha nước muối bởi điều này có thể tạo ra sản phẩm nước muối không đảm bảo tỷ lệ thành phần phù hợp.
– Nên kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, tránh vi khuẩn hình thành.
3.2. Chế độ sinh hoạt
– Hạn chế các đồ ăn nhiều đường, các loại chất kích thích (thuốc lá, thuốc lào, rượu bia,…)
– Bổ sung canxi và vitamin, nhất là các loại vitamin C, D, K. Nên ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước để sạch nướu, làm sạch răng tự nhiên.
– Tăng đề kháng, tránh lo âu bằng việc xây dựng lối khoa học, nghỉ ngơi đủ, luyện tập vừa sức,…
– Nên đến các cơ sở nha khoa cạo vôi răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, phát hiện và ngăn ngừa các triệu chứng bất thường.
4. Cảnh báo một số sai lầm trong vệ sinh cá nhân làm tăng nguy cơ viêm lợi và các bệnh lý răng miệng
Rất nhiều người thắc mắc rằng: họ vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng vẫn bị viêm lợi, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi. Thực tế, việc chăm sóc răng miệng sai cách cũng có thể gây nên các vấn đề nha khoa và bệnh viêm lợi:
– Đánh răng ngay sau khi ăn và điều này sẽ làm yếu nướu và răng. Cách làm đùng là: hãy đánh răng sau khi ăn ít nhất 30 phút.
– Không đánh răng hoặc quên đánh răng trước khi đi ngủ. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, làm mòn men răng, sâu răng, mảng bám và viêm lợi.
– Khi đánh răng thực hiện động tác quá mạnh. Điều này sẽ khiến tổn thương nướu lợi, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hơn.
– Đánh răng quá nhiều lần trong ngày cũng làm tổn thương răng nướu. Nha sĩ khuyên bạn nên vệ sinh răng sau khi ăn và đánh răng 2 lần trong ngày.
– Không lấy cao răng định kỳ và khiến mảng bám không được xử lý đúng cách, dẫn đến bệnh viêm nhiễm nướu lợi.
– Đánh răng xong nhưng không vệ sinh bàn chải đúng cách, khiến vi khuẩn vẫn còn trên lông bàn chải, hoặc vẫn sử dụng bàn chải đã quá cũ, quá hạn sử dụng.
– Bỏ quên việc vệ sinh và chăm sóc nướu với hoạt động massage nướu.
– Dùng tăm hoặc vật nhọn để vệ sinh chân răng, dễ dẫn đến viêm nhiễm và chảy máu, trầy xước nướu hơn.
Hãy khắc phục những điều này để phòng ngừa viêm lợi hôi miệng chảy máu chân răng. Đồng thời, đừng quên khám răng định kỳ, chăm sóc răng miệng chuyên sâu tại nha khoa để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng.