Bệnh lao hạch – nguyên nhân gây bệnh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Lao hạch là thể lao ngoài phổi khá phổ biến ở nước ta. Trước đây, lao hạch chủ yếu gặp ở trẻ em nhưng ngày nay lao hạch cũng gặp nhiều ở người lớn và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới. Vậy, bệnh lao hạch – nguyên nhân gây bệnh là gì?

1. Bệnh lao hạch – nguyên nhân gây bệnh là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây lao hạch là do vi khuẩn lao

Nguyên nhân chủ yếu gây lao hạch là do vi khuẩn lao

Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn lao có thể theo đường máu và bạch huyết đên cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kì bộ phận nào của cơ thể. Tùy theo vị trí bị bệnh mà người ta chia bệnh lao thành hai thể chính lá lao phổi và lao ngoài phổi. Lao hạch là một trong những thể lao ngoài phổi phổ biến.

Lao hạch có thể gặp là các hạch ở ngoại biên như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo. Trong đó lao hạch ngoại biên là thể lao thường gặp nhất.

Bệnh lao hạch – nguyên nhân gây bệnh là gì? Nguyên nhân chủ yếu gây lao hạch là do vi khuẩn lao. Vi khuẩn lao gây bệnh lao hạch là M. tuberculois, M. bovis, M. africannum, trong đó chủ yếu do M. tuberculois. Các trực khuẩn không điển hình ngày càng được nêu lên là nguyên nhân gây lao hạch, nhất là ở bệnh nhân HIV/AIDS.  Các trực khuẩn không điển hình gây lao hạch thường gặp là M. scrofulaceum, M.avium- intracellulare và M. kansasii.

2. Những biểu hiện của bệnh nhân lao

Ở mỗi bệnh nhân khác nhau, biểu hiện bệnh lao hạch cũng có thể khác nhau. Một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân lao hạch là:

  • Sốt nhẹ về chiều
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Gầy, sút cân
  • Xuất hiện hạch nổi ở cổ, bẹn, có thể ở một bên hay cả hai bên. Đặc điểm của loại hạch cổ này là có kích thước không lớn, đường kính chỉ khoảng một đến vài cm, chắc, di động và có cảm giác hơi đau.
  • Da quanh hạch phù nề, màu đỏ, tím ở giữa…

Bệnh nhân lao hạch chủ yếu được điều trị bằng cách phối hợp các thuốc chống lao, thời gian điều trị tùy từng trường hợp và thường kéo dài 9 – 12 tháng. Trường hợp hạch sưng lớn, chèn ép tổ chức xung quanh như mạch máu, thần kinh… có thể điều trị ngoại khoa bằng cách trích rạch, nạo hết tổ chức bã đậu.

3. Phòng bệnh lao hạch như thế nào?

Trẻ nhỏ cần tiêm phòng vắc xin lao đầy đủ

Trẻ nhỏ cần tiêm phòng vắc xin lao đầy đủ

Dù mức độ lây nhiễm là khác nhau nhưng các bệnh nhân lao đều là nguồn lây nhiễm bệnh. Để phòng bệnh lao hạch, cần chú ý:

  • Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng vắc xin lao đầy đủ
  • Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần đến bệnh viện xét nghiệm để điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm cộng đồng
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhổ, chữa răng sâu
  • Ăn uống đủ chất, tích cực luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe cho cơ thể…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital