Các bệnh về gan nếu không được chữa trị có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Không những thế, một số bệnh về gan còn lây lan trong cộng đồng. Bệnh gan lây qua đường nào? Cách phòng tránh ra sao? Đây là thắc mắc của không ít người, đặc biệt là những người đang phải chung sống với người bệnh gan.
Bài viết dưới đây đề cập đến cách thức lây nhiễm của một số dạng viêm gan thường gặp.
Con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan A
Viêm gan A là một trong những loại viêm gan thường gặp. Bệnh lây qua đường tiêu hóa từ phân của người bệnh sang người lành.Theo các bác sĩ, bệnh viêm gan A dễ lây nhất trong một vài tuần lễ trước khi bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh viêm gan cấp tính. Khida và mắt trở nên vàng, bệnh không còn truyền nhiễm nữa. Điều này có nghĩa, tiếp xúc với người bệnh trong thời điểm này không còn “nguy hiểm” nữa.
Phòng tránh lây nhiễm viêm gan A như thế nào? Chúng ta có thể phòng tránh bệnh viêm gan A và lây nhiễm viêm gan A bằng cách chính ngừa.Ða số những người trưởng thành tại quê nhà, đều đã tiếp xúc với vi khuẩn viêm gan A trong quá khứ. Do đó, cơ thể đã có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan A.
Con đường lây của bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu và sinh lý nên khó lây hơn bệnh viêm gan A. Cụ thể: Bệnh viêm gan B lây qua đường truyền máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Người chung sống với bệnh nhân viêm gan B cần được tiêm phòng viêm gan B để tránh bị lây nhiễm virus viêm gan B.
Hiện nay, thuốc chích ngừa viêm gan B rất hiệu nghiệm và an toàn. Việc chính ngừa viêm gan B càng sớm càng cho hiệu quả phòng bệnh cao. Ðiều này có thể tránh được tình trạng bị viêm gan B cấp tính trong thời kỳ thai nghén.
Đường lây của bệnh viêm gan C
Viêm gan C lây nhiễm qua đường máu và đường tình dục. Lời khuyên của các bác sĩ là không nên giao hợp với người bệnh viêm gan C trong những ngày “đèn đỏ”. Nếu người phụ nữ viêm gan C đang có kinh, sau khi tắm nên “giội” nhiều nước hoặc dùng xà-bông để rửa sạch một số máu nhỏ có thể dính dưới sàn nhà.
Viêm gan E lây như thế nào?
Viêm gan E lây qua đường thức ăn và nước uống ô nhiễm bởi vi khuẩn. Khác với viêm gan A, bệnh viêm gan E có thể tiếp tục lây bệnh sang cho người khác trong nhiều tuần lễ sau khi người bệnh đã phát ra những triệu chứng viêm gan cấp tính.
Các bác sĩ khuyến cáo, tỷ lệ tử vong cho cả sản phụ và thai nhi khi bị nhiễm viêm gan E là rất lớn. Do đó, phụ nữ đang mang thai nên rất thận trọng về vấn đề vệ sinh, nếu trong nhà có người đang bị viêm gan E.
…
Các bệnh viêm gan B, C, D gần như không bao giờ lây qua mồ hôi, nước bọt hay va chạm thể xác trong đời sống hàng ngày. Do đó, việc chung sống với những người bệnh viêm gan B, C, D khá an toàn, ngay cả khi ăn cùng mâm, chấm chung một bát nước chấm, ngủ cùng giường…
Các bệnh về gan nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thường rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám để nắm bắt tình hình sức khỏe của bản thân, được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu. Việc điều trị các bệnh về gan phải được tiến hành ở các chuyên khoa gan mật uy tín, chất lượng.
Chuyên khoa Gan mật Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng cao về các bệnh gan mật. Chuyên khoa Gan mật Bệnh viện Thu Cúc quy tụ được đội ngũ y bác sĩ giỏi, có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả khám và chẩn đoán nhanh chóng, chính xác.