Hiện nay, bệnh đáy mắt đang ngày càng gia tăng và dần trở thành nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực và mù lòa khi phát hiện quá muộn. Vậy bệnh đáy mắt là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh lý đáy mắt ra sao? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về bệnh lý này ngay nha.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh đáy mắt là gì?
Bệnh đáy mắt là một trong số những bệnh hay gặp phải ở người cao tuổi. Dù vậy, với nhiều người bệnh đáy mắt này vẫn còn là khái niệm xa lạ và không được mọi người chú trọng đến.
Đáy mắt là thuật ngữ thường dùng trong Y khoa. Cụm từ này dùng để phân vùng chính xác hai vị trí cấu trúc có liên hệ với nhau ở sâu trong nhãn cầu. Cụ thể đó là dịch kính và võng mạc.
– Dịch kính (hay pha lê thể): Là dịch đặc màu trong suốt, chiếm phần lớn không gian trong mắt.
– Võng mạc: chính là lớp thần kính giúp cảm thụ ánh sáng lót ở mặt trong nhãn cầu. Võng mạc mắt giữ vai trò tiếp nhận và truyền dẫn các tín hiệu quang học nhận được lên não bộ. Vùng võng mạc có 1 điểm vô cùng quan trọng nằm ngay ở trung tâm gọi là hoàng điểm. Bộ phận này sẽ giúp mắt bạn nhìn rõ từng chi tiết hình ảnh.
Theo đó, những bệnh phát sinh tại khoang dịch kính mắt hoặc trên võng mạc mắt sẽ được xếp chung vào nhóm bệnh đáy mắt.
2. Bệnh lý đáy mắt bao gồm những bệnh gì?
Bệnh lý ở đáy mắt như: võng mạc cao huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa hoàng điểm, tắc tĩnh mạch ở võng mạc,… đang ngày càng tăng cao. Hơn nữa, đây còn dễ trở thành nguyên nhân gây giảm, mất thị lực, thậm chí mù lòa khi phát hiện và điều trị muộn màng.
Tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế các bệnh lý đáy mắt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh. Thậm chí khiến họ gặp nhiều khó khăn, giảm chất lượng cuộc sống và dần trở thành gánh nặng cho xã hội.
Bệnh lý ở đáy mắt bao gồm một số bệnh sau đây:
– Xuất huyết ngay tại dịch kính.
– Võng mạc do bệnh tiểu đường.
– Rách hoặc bong tróc võng mạc mắt.
– Thoái hóa hoàng điểm ở đối tượng người cao tuổi.
– Viêm màng bồ đào (còn gọi: hắc võng mạc).
– Màng trước của võng mạc, lỗ hoàng điểm bị vàng.
– Gây tắc tĩnh mạch hoặc động mạch ở võng mạc.
– Thoái hóa tại võng mạc, dịch kính ( tình trạng vẩn đục pha lê thể).
3. Những triệu chứng phổ biến khi bị bệnh ở đáy mắt
Ban đầu chỉ là những triệu chứng rất nhỏ, khó phân biệt với bệnh lý khác nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên, khi đi khám mắt tại bệnh viện lớn được trang bị hệ thống máy móc chuyên biệt, đồng bộ thì mới phát hiện ra. Việc phát hiện sớm các bệnh ở đáy mắt sẽ giúp ngăn chặn và có phương án điều trị hiệu quả. Từ đó, giúp người bệnh tránh tổn thương giác mạc và nguy cơ mù lòa.
Những biểu hiện bạn mắc bệnh lý đáy mắt bao gồm:
– Thấy điểm đen trước mắt nhưng không phải do kính.
– Tự nhiên mất cảm giác và nhận dạng được màu sắc.
– Mắt người bệnh mờ đột ngột, hay mờ ở trung tâm ảnh, ảnh sự vật xung quanh méo mó và có thể biến dạng.
Dù đột ngột nhưng các triệu chứng kể trên lại diễn biến xấu đi rất nhanh. Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh ở một mắt rồi kéo theo mắt thứ 2 chỉ trong vòng 3-4 năm, chiếm tới 45%.
5. Cách giúp phòng ngừa các bệnh ở đáy mắt
Khi thấy những sự thay đổi đột ngột ở mắt, cần đưa người bệnh đi khám mắt ở chuyên khoa uy tín ngay. Cụ thể thấy mắt mờ, nhìn không rõ, có chấm đen, chớp sáng, méo ảnh…
5.1 Kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ 6 tháng/lần
Cách để người cao tuổi phát hiện bệnh sớm các bệnh nơi đáy mắt chính là thăm khám và kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ 6 tháng/lần. Những trường hợp có nguy cơ cao cần kiểm tra mắt định kỳ gồm:
– Những người có người thân (quan hệ huyết thống gần) đang bị đái tháo đường.
– Người đang bị bệnh đái tháo đường cũng cần cảnh giác.
– Người bị tăng huyết áp cao cũng có nguy cơ.
– Người có đang có bệnh nền và mắc tật khúc xạ ở mắt.
– Người bị béo phì lâu năm, tăng cao Lipid máu, người hút nhiều thuốc lá.
5.2 Khám và điều trị tại bệnh viện uy tín
Thông thường, ở giai đoạn đầu những tổn thương ở đáy mắt mới đang ở vùng ngoại vi. Do chưa vào đến trung tâm nên ảnh hưởng chưa nhiều đến khả năng nhìn. Điều trị bệnh ở đáy mắt giai đoạn này cũng dễ hơn và đem lại hiệu quả tốt hơn cho mắt.
Để phát hiện chính xác các bệnh ở đáy mắt, người bệnh nên chọn khám tại bệnh viện lớn hoặc trung tâm nhãn khoa uy tín. Hệ thống các trang thiết bị này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng. Thậm chí, tiên lượng được các biến chứng có thể xảy ra và đánh giá xem quá trình tiến triển bệnh. Sau đó, dựa vào kết quả bệnh lý, bệnh nhân sẽ được chỉ định hướng điều trị sao cho phù hợp.
5.3 Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh từ khi còn trẻ
Bất cứ ai cũng cần tập luyện và duy trì lối sống lành mạnh từ khi còn trẻ. Chẳng hạn như: không hút thuốc lá, kiểm soát tốt cân nặng và không để béo phì. Nếu đang mắc bệnh lý như đái tháo đường, bệnh về thận, tăng lipid trong máu, tăng huyết áp cao… cần chú ý hơn. Thậm chí, cần phải điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa bệnh biến chứng vào mắt.
5.4 Chế độ ăn đủ và đúng
Chế độ ăn đủ và đúng ở đây bao gồm ăn đủ nhóm chất và ăn đúng thời gian có lợi cho sức khỏe. Bổ sung thường xuyên các nhóm chất tốt cho mắt như vitamin A, B, C, beta-carotene,… Chúng hay có nhiều trong các thực phẩm tốt cho mắt như: cá, đậu nành, trứng, sữa và rau xanh.
Hy vọng những thông tin về bệnh đáy mắt là gì, dấu hiệu và cách phòng tránh ở trên hữu ích với bạn đọc. Không chỉ với người già, người trẻ cũng cần chủ động phòng cách bệnh đáy mắt. Khi đã biết được sự nguy hiểm của bệnh này ở mắt, bạn đừng chủ quan mà hãy đi khám mắt định kỳ nếu có cơ hội nhé. Ngoài ra nếu cần tư vấn, hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ ngay nha.