Bé bị lồi mắt nguy hiểm như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bé bị lồi mắt khiến nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng bởi tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý khác nhau.

1. Một số thông tin quan trọng về bệnh lồi mắt

1.1 Bệnh lồi mắt là gì?

Lồi mắt là hiện tượng nhãn cầu bình thường bị đẩy ra phía trước do tăng thể tích các tổ chức khác trong hốc mắt. Lồi mắt cả hai bên thường có liên quan tới bệnh Basedow, lồi mắt một bên là do có khối u tổ chức ngoại vi tại hốc mắt. Tình trạng lồi mắt cũng có thể chỉ đơn giản do sưng nề phần mềm sau va chạm, chấn thương vùng mắt.

bé bị mắt lồi

Bệnh Basedow là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mắt lồi

Lồi mắt được xác định bằng thước đo đường chiếu từ đỉnh giác mạc xuống đường thẳng đi ngang qua bờ ngoài của hai hốc mắt. Cụ thể, độ lồi ở mắt thường của người Việt là 12mm, nếu bé có độ lồi cao hơn 12mm chứng tỏ đã mắc bệnh lồi mắt.

Bệnh lồi mắt được chia làm 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Độ lồi từ 13 – 16mm.

Cấp độ 2: Độ lồi từ 17 – 20mm.

Cấp độ 3 – mức độ trung bình: Độ lồi từ 20 – 23mm.

Cấp độ 4:- mức độ nặng: Độ lồi trên 24mm.

1.2 Triệu chứng nhận biết bé bị lồi mắt

Để xác định bé bị lồi mắt hay không, chuyên gia sẽ quan sát vị trí từ trán xuống, so sánh độ mở khe mi, sau đó nhìn nghiêng quan sát đỉnh giác mạc với cung lông mày và tiến hành đo độ lồi của mắt bằng thước Hertel.

Một số triệu chứng cho thấy bé bị lồi mắt dễ nhận biết như:

– Trẻ bị mắc chứng song thị, nhìn 1 vật thành 2 vật

– Mắt mờ, ù tai, đau đầu

– Chảy nước mắt liên tục, sưng phù góc trên ngoài mắt

– Rối loạn vận động nhãn cầu và mi mắt, có nguy cơ liệt dây thần kinh vận nhãn.

– Quan sát nhãn cầu có xu hướng đẩy ra ngoài

– Tầm nhìn hạn chế, tăng nhãn áp

1.3 Nguyên nhân khiến bé bị lồi mắt

Bệnh lồi mắt ở trẻ được chia làm 4 nhóm nguyên nhân chính:

– Mắt bị lồi do cường giáp trạng (bệnh Basedow) thường gặp.

– Mắt bị lồi do viêm (áp xe dưới màng xương, viêm mô tế bào quanh hốc mắt…)

– Mắt bị lồi do u (u lành hoặc ác tính vùng hốc mắt)

– Mắt bị lồi do tai nạn chấn thương (tràn khí hốc mắt, rò động mạch cảnh xoang hang…)

2. Bé bị lồi mắt nguy hiểm như thế nào?

Bệnh mắt lồi ở trẻ tưởng như chỉ gây ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài nhưng thực chất bệnh còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe đôi mắt như:

– Viêm loét giác mạc: Tình trạng lồi mắt khiến trẻ không nhắm chặt được mí mắt lại dẫn tới biến chứng viêm loét giác mạc, bệnh diễn biến nặng trẻ có nguy cơ bị mù mắt vĩnh viễn và phải khoét mắt.

Mắt lác: Khi mắt bị lồi ra khiến các cơ mắt của trẻ bị phù nề, xơ hóa, chịu tổn thương dẫn tới hiện tượng mắt nhìn 1 vật biến thành 2 vật (song thị), nặng hơn là chứng lác mắt gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ.

– Tăng nhãn áp: Mắt càng đẩy ra phía trước thì áp lực phía sau nhãn cầu càng lớn gây ra hiện tượng tăng nhãn áp. Lâu ngày tình trạng này gây tổn thương đến thị lực và dẫn tới mù lòa.

– Mất thị lực vĩnh viễn: Các cơ vận nhãn phì đại gây chèn ép dây thần kinh thị giác ở đỉnh hốc mắt làm giảm thị lực, biến chứng nặng nhất là trẻ sẽ bị mù vĩnh viễn.

bé bị mắt lồi

Trẻ bị mắt lồi có thể dẫn tới lác mắt, nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

Nhìn chung, bệnh lồi mắt rất nguy hiểm và nhiều biến chứng khôn lường đối với trẻ nhỏ nếu không may mắc phải. Vì vậy, cha mẹ cần cho con đến các cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị giảm thiểu biến chứng của bệnh.

3. Cần phải làm gì khi bé bị lồi mắt?

Hiện nay, các phương pháp điều trị mắt lồi dựa theo nguyên nhân và mức độ mắt bị lồi. Một số phương pháp thường được sử dụng như điều chỉnh nồng độ hormone tuyến giáp, sử dụng thuốc corticoides, xạ trị và phẫu thuật (điển hình như phẫu thuật hạ áp hốc mắt, phẫu thuật cơ mắt, phẫu thuật mí mắt).

bé bị mắt lồi

Phụ huynh nên đưa con đi thăm khám mắt để phòng ngừa biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên, các phương pháp này chưa đáp ứng được với thể trạng của trẻ nhỏ, do đó, lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh đó là đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế sớm nhất để ngăn ngừa từ sớm biến chứng của bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý:

– Nhỏ thuốc mắt và dùng thuốc bổ mắt từ bên trong cho trẻ hạn chế tình trạng khô mắt

– Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ định nhỏ thuốc nước nhằm giảm mức độ cường cơ vận nhãn

– Đeo kính đúng tầm mắt, tránh để kính cao hoặc thấp quá khiến mắt phải ngước hoặc căng ra nhìn, lâu dài dẫn đến mắt bị lồi và sụp xuống.

– Đeo kính đúng độ cho trẻ, khám mắt định kỳ để mắt không phải căng ra khiến thị lực suy giảm.

– Không nên cho trẻ học tập, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng quá lâu.

– Bổ sung thành phần vitamin A, vitamin C, beta-caroten, lutein, selenium trong thực đơn ăn hàng ngày của trẻ bổ sung dưỡng chất cho đôi mắt.

Hiện nay, phụ huynh có thể đưa con đến Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để thăm khám, phát hiện sớm các vấn để về mắt, đặc biệt là tình trạng bé bị lồi mắt nhằm hạn chế các biến chứng khôn lường của bệnh. Thu Cúc TCI có gói khám mắt dành riêng cho trẻ nhỏ, trực tiếp bác sĩ nhãn khoa thăm khám và điều trị. Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị tối tân, được nhập khẩu từ nước ngoài như máy sinh hiển vi phẫu thuật mắt, máy laser quang đông võng mạc, máy đo khúc xạ tự động, máy đo nhãn áp, máy chụp đáy mắt màu, máy đo khúc xạ độ cong giác mạc tự động kèm độ K… cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Thông qua bài viết, hi vọng khách hàng đã có thêm kiến thức về bệnh lồi mắt ở trẻ. Nếu có bất cứ câu hỏi gì về bệnh này hay muốn tìm hiểu các gói khám tại Thu Cúc TCI, khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital