Hơi thở hôi không chỉ cho biết các vấn đề về răng miệng hay bệnh về dạ dày mà đôi khi còn có thể tiết lộ nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác. Ngoài ra hơi thở còn có thể cho biết nhiều bệnh lý khác tiềm ẩn trong cơ thể.
Menu xem nhanh:
Bắt bệnh qua hơi thở.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp như bị cảm lạnh, bị cúm hay viêm xoang có thể là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng hơi thở hôi. Khi hệ hô hấp bị nhiễm trùng hoặc khi các mô trong hệ hô hấp bị viêm, thì chất nhầy cùng với các vi khuẩn ăn tế bào sẽ hình thành.
Bệnh tiểu đường
Hơi thở có mùi trái cây hoặc mùi axeton có thể báo hiệu bạn mắc bệnh tiểu đường. Kiểm soát bệnh tiểu đường kém có thể sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về nha chu và dễ bị khô miệng hơn. Khi lượng đường huyết không được giữ ổn định, cơ thể vốn đã rất yếu sẽ không thể chống lại được các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể làm tổn thương nướu (lợi). Những tình trạng nhiễm trùng này có thể dẫn đến hơi thở hôi.
Suy thận
Hơi thở có mùi tanh không chỉ do bạn vừa mới ăn hải sả, mà hơi thở có mùi tanh hoặc mùi giống mùi nước tiểu hay mùi amoniac còn đồng nghĩa với việc có thể bạn bị suy thận.
Suy thận giai đoạn cuối là lúc thận đã bị tổn thương nặng và không còn khả năng lọc bỏ các chất cặn bã cũng như các chất hóa học độc hại ra khỏi máu nữa. Khi đó các chất hóa học độc hại và các chất cặn bã sẽ tích tụ lại và có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan khác trong cơ thể. Hơi thở có mùi tanh xảy ra khi bệnh suy thận ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ra các vấn đề về hơi thở.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng và thấy hơi thở mình có mùi, thì đó có thể là chuyện bình thường sau một giấc ngủ dài. Trong khi ngủ, việc tiết nước bọt sẽ giảm đi, làm các vi khuẩn gây mùi có cơ hội nhân lên và phát triển.
Tuy nhiên, việc giảm tiết nước bọt trong khi ngủ đôi khi còn có nguyên nhân là bởi miệng bạn mở ra trong một khoảng thời gian dài khi ngủ.
Những người mắc những rối loạn giấc ngủ, như chứng ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy có thể sẽ gặp phải các vấn đề khi thở bằng mũi và họ sẽ dễ thở bằng miệng, do đó làm tăng tình trạng hơi thở hôi.
Trào ngược dạ dày thực quản
Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của các vấn đề về đường ruột. Các vấn đề về đường ruột như trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản có thể sẽ biểu hiện thông qua hơi thở của bạn. Cả 2 tình trạng này có thể sẽ ngăn chặn việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Khi thức ăn không đi qua được hệ tiêu hóa, chúng sẽ bắt đầu thối rữa. Một lượng lớn thức ăn không được tiêu hóa thậm chí còn có thể gây nôn và gây hôi miệng.
Sâu răng và bệnh nha chu
Khi lớp men răng bị ăn mòn, các mẩu thức ăn thừa sẽ tích tụ lại trong các lỗ sâu răng. Vì việc chải răng không thể loại bỏ hoàn toàn được những mẩu thức ăn thừa này nên chúng có thể sẽ khiến vi khuẩn phát triển và gây ra hơi thở hôi.
Hơi thở hôi sẽ khiến bạn thiếu tự tin khi nói chuyện, gặp gỡ mọi người. Hơi thở hôi còn có thể cảnh báo nguy cơ về sức khỏe. Vì thế nếu tình trạng này kéo dài không khỏi, bạn nên đi khám để được kiểm tra nhằm chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.