Bạn đã biết gì về viêm đại tràng mạn tính ? 

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý khá phổ biến ở hệ tiêu hóa. Bệnh khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái nhiễm khiến ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy khi bị mắc bệnh mọi người không nên chủ quan.

1. Tìm hiểu viêm đại tràng mạn là gì?

Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài và không được điều trị triệt để khiến bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng và gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Theo ước tính có tới 20% dân số nước ta mắc viêm đại tràng mạn tính và ngày càng có xu hướng gia tăng. 

Viêm đại tràng mạn khiến niêm mạc đại tràng xuất huyết xung huyết, vết loét gây chảy máu. 

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm đại tràng 

Bệnh viêm đại tràng mạn được chia thành 2 nhóm bệnh theo nguyên nhân.

2.1 Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân rõ ràng

– Do các bệnh như: Bệnh Crohn, bệnh lao,…

– Do các loại ký sinh trùng, nấm, nhiễm trùng, nhiễm độc gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm

2.2 Viêm đại tràng mãn tính không xác định rõ nguyên nhân

Viêm đại tràng mạn không rõ nguyên do thường gặp ở các bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu. Các nhóm nguyên nhân được cho là ảnh hưởng gây bệnh là: 

– Nhiễm vi trùng gây ra bệnh ở đường ruột: Shigella, Salmonella,…

– Nhiễm ký sinh trùng: Giun tóc, giun đũa, giun kim,…

– Chế độ ăn uống không điều độ, tiêu thụ các thức ăn gây kích thích dạ dày, đại tràng 

– Táo bón kéo dài

Viêm đại tràng có thể do các loại virus, vi khuẩn gây ra

Viêm đại tràng có thể do các loại virus, vi khuẩn gây ra

3. Dấu hiệu thường gặp của viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng. Mọi người cần nắm rõ những đặc điểm này nhằm phát hiện bệnh sớm 

3.1 Đau bụng kéo dài bất thường 

Người bệnh thường cảm thấy đau dọc theo khung đại tràng, hai hố chậu vị trí nửa khung đại tràng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn. Sau khi đi ngoài cơn đau sẽ giảm dần. 

Đặc biệt bệnh nhân tường có cảm giác căng tức khu trú dọc khung đại tràng.

3.2 Phân bất thường là dấu hiệu của viêm đại tràng mạn tính

Biểu hiệu viêm đại tràng rõ nhất là ở phân. Phân chủ yếu ở dạng lỏng, đi nhiều lần trong ngày. Cũng có những trường hợp người bệnh bị táo bón, mót rặn, phân có máu, kèm chất nhầy hoặc không.

Một số bệnh viêm bị viêm đại tràng vừa bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Nhìn chung phân của người bệnh ở trạng thái không ổn định và vẫn cảm thấy không thoải mái sau khi đi ngoài. 

3.3 Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Viêm đại tràng ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng vì vậy sẽ gây ra mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bệnh nhân thường có cảm giác chán ăn, ăn uống kém, toàn thân mệt mỏi, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, ăn ngủ kém,….

Có những bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính suy giảm sức khỏe rõ ràng: Sụt cân nhanh chóng, xanh xao, hốc hác,…

4.  Các biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng mạn tính 

Viêm đại tràng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Bệnh nhân càng cao tuổi bị viêm đại tràng mạn thì mức độ nguy hiểm càng cao.

4.1 Xuất huyết ồ ạt

Niêm mạc đại tràng bị tổn thương sẽ vô cùng yếu ớt. Do đó nếu chúng chịu các tác nhân gây kích thích như: Thực phẩm kém vệ sinh, rượu bia, thuốc kháng sinh,…có thể gây chảy máu đại tràng. 

4.2 Thủng đại tràng

Viêm đại tràng sau các đợt điều trị kháng sinh khiến cho lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt. Các vết viêm loét đại tràng ăn sâu và bào mỏng thành đại tràng và gây thủng đại tràng. Biến chứng này  nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tới tính mạng. 

4.3 Giãn đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng giải đoạn mạn tính làm chức năng tiêu hóa của đại tràng suy giảm. Điều này gây ra tổn thương lên toàn bộ cấu trúc bị giãn dến tới nguy cơ loét và thủng đại tràng. Biến chứng giãn đại tràng cấp tính khiến bệnh nhân hôn mê, dữ dội. 

4.4 Ung thư đại tràng

Biến chứng nguy hiểm nhất khi bị viêm đại tràng là ung thư đại tràng. Tỷ lệ xảy ra biến chứng này ở nước ta rất lớn. Viêm đại tràng mạn tính kéo dài,  tái phát liên tục khiến các biểu mô niêm mạc bị loạn sản và chuyển sang tế bào ác tính. Quá trình phát triển bệnh kéo dài ktrong khoảng 7 tới 10 năm. 

Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất

Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất

5. Điều trị viêm đại tràng 

Viêm đại tràng ở giai đoạn mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể làm giảm triệu chứng tạm thời nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn vì vậy bệnh rất dễ tái phát. 

Điều trị viêm đại tràng mạn tính cần đảm bảo nguyên tắc: Kết hợp điều trị nội khoa, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc phù hợp. 

Dựa vào tình trạng của  từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp: Kết hợp điều trị nội khoa và thay đổi chế độ sinh hoạt. 

Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm đại tràng: Thuốc phục hồi tổn thương, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc chống ký sinh trùng, thuốc chống loạn khuẩn, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giảm đau và chống co thắt,…

6.  Làm thế nào để phòng bệnh viêm đại tràng?

Viêm đại tràng là bệnh lý ở hệ tiêu hóa rất dễ tái phát. Vì vậy sau khi điều trị hoặc đối với những người khỏe mạnh cũng cần lưu ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt mọi người cần cân nhắc trước khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau. 

6.1 Chế độ sinh hoạt điều độ cho người viêm đại tràng mạn tính

– Kiểm soát căng thẳng, stress, lo lắng bởi các trạng thái cảm xúc không tốt sẽ làm giảm nhu động ruột

– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng.

– Nên thường xuyên uống nhiều nước và kết hợp xoa bóp nhẹ vùng thượng vị để kích thích tăng nhu động ruột. 

6.2 Đảm bảo chế độ ăn khoa học

– Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho đại tràng: Sữa đậu nành, khoai  tây, gạo,…

– Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ, kali,…

– Hạn chế ăn các thực phẩm chưa chế biến: Nem chua, gỏi, tiết canh,…

– Hạn chế ăn các đồ chiên rán, uống bia rượu, thuốc lá vì chúng gây kích thích đường ruột 

– Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày

– Đảm bảo chế độ 1g chất đạm, 30-35 kcal cho mỗi 1kg nặng mỗi ngày 

Viêm đại tràng mạn tính sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau vì vậy bạn nên điều chỉnh dinh dưỡng theo từng trường hợp: 

– Khi bị táo bón: Nên bổ sung tăng cường chất xơ, giảm chất béo và chia nhỏ bữa ăn 

– Khi bị tiêu chảy: Giảm ăn chất xơ, không ăn đồ đóng hợp, không ăn rau sống, khi ăn hoa quả nên gọt vỏ,…

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh

Khi bị viêm đại tràng mạn tính bạn cần hết sức thận trọng và kiên trì điều trị. Nếu bệnh không được chữa trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có hại tới sức khỏe. Đồng thời mọi người cũng nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh. 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital