Sức khỏe người lao động là nền tảng cho một doanh nghiệp vững mạnh. Để duy trì và phát triển nguồn lực ấy, tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ là vô cùng cần thiết. Trách nhiệm đó thuộc về người sử dụng lao động, những lãnh đạo công ty. Hãy cùng tìm hiểu về khám sức khỏe cho cán bộ nhân viên qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về khám sức khỏe doanh nghiệp
Với bất kỳ ai đang làm việc tại doanh nghiệp đều được kiểm tra, đánh giá sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm. Đây là quyền lợi của người lao động và là quy định của mỗi công ty.
1.1. Khám sức khỏe doanh nghiệp liệu có cần thiết?
Theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe, theo Luật lao động, khám sức khỏe tổng quát định kỳ là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp với người lao động. Trong đó, doanh nghiệp tổ chức thăm khám định kỳ 1-2 lần/ năm cho cán bộ nhân viên. Toàn bộ chi phí tổ chức và khám tổng quát do doanh nghiệp chi trả. Người lao động không cần bỏ thêm bất cứ chi phí gì.
Trong Thông tư 14 cũng nêu rõ về danh mục khám, yêu cầu về cơ sở y tế khám, cùng thủ tục và nội dung khám sức khỏe đối với người lao động và cơ sở sử dụng lao động.
1.2. Lợi ích của khám sức khỏe doanh nghiệp
Thăm khám tổng quát đem lại lợi ích nhiều mặt cho cả doanh nghiệp và người lao động.
Với người lao động
Tầm soát định kỳ giúp mỗi người phát hiện sớm các bất thường của cơ thể, các bệnh nghề nghiệp, mầm bệnh nguy hiểm như huyết áp, tim mạch,… Dựa theo kết quả thăm khám, bác sĩ đưa ra hướng điều trị kịp thời hoặc tư vấn giúp người lao động cải thiện sức khỏe theo hướng tích cực. Với một thể lực vững mạnh, cán bộ nhân viên an tâm lao động, tạo giá trị cho doanh nghiệp. Họ cũng có thêm niềm tin để cống hiến và đồng hành lâu dài cùng công ty.
Với doanh nghiệp và người sử dụng lao động
Khám tổng quát đã dần trở thành điểm cộng được ứng viên quan tâm khi chọn công ty xin việc. Nó thể hiện cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo, đặt nhân lực là nguồn lực chính của tổ chức. Thêm vào đó, việc thường xuyên kiểm tra, “làm mới” sức khỏe người lao động giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo nền tảng phát triển vững mạnh. Đồng thời tạo sự gắn kết bền chặt giữa nhân viên và công ty.
2. Gói khám định kỳ doanh nghiệp có gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, mà mỗi doanh nghiệp sẽ được tư vấn gói khám với các danh mục kiểm tra phù hợp. Ví dụ: Đầu bếp được khám sức khỏe thẻ xanh, chú trọng tầm soát các bệnh lây nhiễm như lao, viêm gan B, C. Tuy nhiên dù là gói khám nào vẫn cần đảm bảo tuân thủ và đầy đủ các nội dung khám theo quy định Thông tư 14.
2.1. Khám lâm sàng
Bước đầu tiên, người lao động được lấy đo lường các chỉ số chiều cao, nhịp tim, huyết áp, cân nặng,… nhằm đảm bảo thể trạng ổn định, cân đối.
Tiếp sau đó, bác sĩ lần lượt thăm khám, kiểm tra chức năng hoạt động các hệ cơ quan:
– Khám mắt, đo thị lực: Phát hiện các bệnh lý về mắt như cận, viễn, loạn
– Khám da liễu: Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm da, các bệnh lý về da
– Khám tai – mũi – họng: Tầm soát chức năng và bệnh lý liên quan
– Khám răng – hàm – mặt: Phát hiện các bệnh lý về răng, nướu,…
Nếu là lao động nữ sẽ được bổ sung danh mục khám phụ khoa.
2.2. Xét nghiệm
Người lao động được chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu. Đối với xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đo lường các thông số máu, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của đương đơn. Từ đó tiên lượng được các bệnh lý về máu như chứng thiếu máu, nhiễm trùng máu.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho phép bác sĩ tầm soát chức năng hoạt động của hệ bài tiết, thận, tiết niệu,…
2.3. Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
Chụp X-quang tim phổi thẳng là bước khám tiên quyết trong danh mục kiểm tra cho người lao động. Mục đích bước này nhằm kiểm tra tim, phổi, cách bệnh lý như viêm phổi, lao phổi,… cùng những tư vấn phù hợp, kịp thời.
Khi doanh nghiệp tìm kiếm cơ sở y tế thăm khám, cần lắng nghe và tìm hiểu kỹ để lựa chọn được gói khám đầy đủ nội dung, thích hợp với nhân sự, môi trường làm việc của doanh nghiệp mình.
3. Lưu ý cho doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ
Nhằm đảm bảo buổi khám sức khỏe tổng quát diễn ra thành công, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề nhất định.
Lựa chọn địa chỉ thăm khám
Một cơ sở y tế thăm khám uy tín, tin cậy cần đảm bảo những yếu tố như:
– Y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao
– Trang thiết bị hiện đại, đầy đủ
– Chất lượng phục vụ tốt
– Không gian bệnh viện thoải mái, có riêng khu vực khám sức khỏe phòng lây nhiễm chéo
– Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình
– Đảm bảo theo quy định pháp luật
Quá trình kiểm tra định kỳ diễn ra nhanh chóng, chuẩn mực nếu doanh nghiệp lựa chọn nơi khám chất lượng, phù hợp.
Chi phí khám
Chi phí khám sức khỏe luôn là mối quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hãy chọn gói khám có giá trọn gói, niêm yết rõ ràng. Lãnh đạo cũng có thể tìm hiểu chương trình khuyến mại của các cơ sở y tế để có giá tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Tính thuận tiện
Nếu doanh nghiệp ở tỉnh xa, khám định kỳ sẽ bị cản trở bởi vấn đề đi lại, ăn ở. Hiện nay, một số bệnh viện tư đã có dịch vụ thăm khám lưu động tận công ty. Đây là giải pháp cho vấn đề tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Thăm khám tận nơi cũng khiến người lao động thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Thông qua những thông tin chi tiết trên, hy vọng những lãnh đạo có cho mình những kinh nghiệm cần thiết để tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp cho nhân viên xứng đáng, vẹn toàn.