Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây thiếu máu
Nhiều người băn khoăn không biết ăn gì cho bổ máu? mà không hề tìm hiểu rõ nguyên nhân mình bị thiếu máu là do đâu? Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu, ví dụ như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do các bệnh lý về máu như bệnh thalassemie, hồng cầu hình liềm…do đó điều trị thiếu máu khác nhau sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
- Thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, liệu câu trả lời đúng có phải nên bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất sắt cao như trong các loại thịt đỏ, trứng, sữa…như nhiều người vẫn nghĩ?
Thiếu máu do thiếu nguyên liệu
Thiếu máu thiếu sắt
Các bệnh lý gây mất máu như : giun móc, viêm loét dạ dày, u chảy máu, trĩ, cường kinh, rong huyết…khiến cơ thể thiếu hụt lượng sắt gây tình trạng thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu acid folic
Hay gặp ở người nghiện rượu, kém hấp thu, thuốc ngừa thai…biểu hiện thiếu máu với hồng cầu to ưu sắc.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12
Nguyên nhân do cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tuỵ, viêm hoặc cắt đoạn hồi tràng… gây không hấp thu được Vitamin B12
Thiếu máu do bệnh lý
Thalassemia
Là bệnh lý di truyền do sự bất thường di truyền cấu tạo chuỗi Hemoglobin trong hồng cầu, làm hồng cầu sống ngắn hơn 120 ngày. Hay gặp là Beta-Thalass, Alpha-Thalass.
Thiếu máu tán huyết miễn dịch
Nguyên nhân là do cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ gây tình trạng thiếu máu.
Suy tủy xương
Suy tủy xương là tình trạng tủy không sản xuất đủ nhu cầu máu cho cơ thể. Có thể do nhiễm trùng, hóa chất, tia xạ hoặc di truyền hoặc không rõ nguyên nhân.
Thiếu máu trong suy thận mạn
Suy thận mạn làm giảm tế bào cạnh cầu thận, dẫn tới hàm lượng Erythropoietin giảm thấp.
Tác hại khi cơ thể thiếu máu do thiếu sắt
- Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác.
Như vậy thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy để biết mình thiếu máu do nguyên nhân gì? bạn cần thăm khám và làm xét nghiệm máu để xác định chính xác. Từ đó mới xây đựng được chế độ ăn uống phù hợp giúp bổ sung đầy đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể.
Hiện nay thiếu máu phần lớn nguyên nhân là do thiếu sắt (chiếm đến 90%), thiếu máu do các bệnh lý khác vẫn xảy ra nhưng tỷ lệ thấp hơn. Do đó, không xa lạ gì khi người khác khuyên bạn thiếu máu thì mua thuốc bổ sung sắt để tăng lượng máu trong cơ thể. Tuy nhiên để xác định chính xác có đúng mình thiếu máu là do thiếu sắt hay không? bạn nên đi thăm khám với bác sĩ và làm các xét nghiệm để có kết luận chính xác nhất, từ đó việc bổ sung thêm sắt vào cơ thể mới thực sự là có cần thiết hay không.
– Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên. Các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi bổ sung sắt.
– Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu ôxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể gây tử vong. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu sớm phát hiện nguyên nhân.
Thực phẩm giúp bổ máu giàu sắt
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm: đủ năng lượng, giàu đạm nguồn động vật, đủ vitamin C, hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chế biến thực phẩm để đảm bảo hấp thu sắt tốt hơn.
- Thiếu máu do thiếu nguyên liệu như thiếu sắt có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm giúp bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể.
Những thực phẩm giúp bổ máu, giàu chất sắt như:
- Trứng các loại (trứng gà, trứng vịt).
- Gan (bò, lợn, gà, vịt, ngan) và các nội tạng khác (tim, thận).
- Thịt các loại: bò, lợn, gà, vịt.
- Cá, thủy sản: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
- Các loại rau lá màu xanh như cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải soong.
- Quả chín như đu đủ, táo, hồng xiêm, lê…
- Đậu đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh.
- Các loại thực phẩm bổ sung sắt như bánh bích quy bổ sung sắt, các loại ngũ cốc ăn liền, nước mắm bổ sung sắt, bột mỳ bổ sung sắt, sữa có bổ sung sắt.
- Gạo lứt nhiều sắt hơn gạo xay xát kỹ.
Như vậy nếu thiếu máu điều quan trọng là bạn cần biết mình bị thiếu máu do nguyên nhân gì? thiếu máu do thiếu nguyên liệu như thiếu sắt hay thiếu máu do mắc các bệnh lý về máu thì việc bổ sung máu mới đảm bảo đúng và hiệu quả.