Cảm cúm là một căn bệnh phổ biến trong thời tiết chuyển mùa. Đặc biệt, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ bầu giảm sức đề kháng đáng kể, dẫn đến khả năng bị tấn công bởi vi khuẩn và virus tăng cao. Vậy bầu bị cúm nên ăn gì để nhanh khỏi?
Menu xem nhanh:
1. Mẹ bầu bị cúm nên ăn gì nhanh khỏi bệnh?
1.1. Tỏi
Tỏi là một loại củ có tính nóng và chứa tinh dầu giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Thành phần chính trong tỏi là chất kháng sinh Allicin, có khả năng tiêu diệt mạnh mẽ vi khuẩn. Do đó, phụ nữ mang bầu khi bị ốm có thể sử dụng tỏi trong các món ăn hàng ngày để tận dụng các lợi ích của nó.
1.2. Súp gà
Gà là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ mang bầu. Gà không chỉ bổ sung các chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng kháng viêm nhẹ, giúp làm giảm tiết chất nhầy và sưng cổ họng. Đồng thời, gà cũng hỗ trợ tăng nhiệt độ cơ thể cho bà bầu, giúp tránh bị nhiễm lạnh.
Vì thế, bầu bị cúm nên ăn gì nhanh khỏi thì bạn đừng quên bổ sung món súp gà trong thực đơn của mình nhé.
1.3. Gà hầm thuốc bắc
Nước hầm gà rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ưu tiên sử dụng nhiều khi cơ thể bị ốm sốt cần bồi bổ hồi phục. Gà tần thuốc bắc có khả năng giảm các triệu chứng cảm lạnh, tắc mũi. Ngoài ra, trong thuốc bắc cũng có các thành phần giúp làm loãng đờm, thúc đẩy đờm ra bên ngoài.
Bên cạnh giải cảm và bồi bổ sức khỏe cơ thể, gà hầm thuốc bắc giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của 1 số căn bệnh liên quan đến đau lưng, phổi, cảm giác nóng trong cơ thể,… Đây là một món ăn vô cùng nhẹ nhàng và bổ dưỡng, phù hợp đặc biệt cho những người có sức khỏe yếu như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người vừa mới bình phục sau bệnh.
1.4. Cháo hành hoa
Nếu bạn chưa biết mẹ bầu bị cúm nên ăn gì thì đừng bỏ qua món cháo hành hoa. Đây là món ăn giải cảm hiệu quả được dùng nhiều trong Đông y cổ truyền.
Hành lá chứa tinh dầu và nhiều hoạt chất hóa học như chất béo, chất xơ, protein, vitamin, sắt và chất chống oxy hóa. Những thành phần này có khả năng kháng vi khuẩn mạnh, hạ sốt, tăng tiết mồ hôi và cân bằng huyết áp. Do đó, hành lá là một lựa chọn tốt để sử dụng trong món cháo chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi và chán ăn, giúp phục hồi sức khỏe trong mùa cúm.
Ngoài ra, hành còn chứa polysaccharide, có tác dụng sản xuất các kháng thể giúp cơ thể chống lại virus.
Theo quan điểm Đông y, hành lá có vị cay và tính ôn, có tác dụng giải biểu và làm thoáng lỗ chân lông, cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm cảm giác mệt mỏi. Vì vậy, cháo hành là lựa chọn hoàn hảo cho việc ăn gì khi bị cảm cúm.
1.5. Trái cây chứa nhiều Vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hệ thống miễn dịch tự nhiên, giúp chống lại nhiễm trùng. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của tế bào và bảo vệ chúng trong quá trình viêm.
Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin C có khả năng giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm cúm. Mẹ bầu bị cúm có thể tìm kiếm các nguồn trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, dưa lưới, dứa, ổi… để cho vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
1.6. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống nếu bạn muốn ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bông cải xanh và các loại rau họ cải khác có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.
Ăn bông cải xanh vừa giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị ốm, nhanh chóng bình phục sức khỏe và tăng cường chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
1.7. Gừng
Gừng không chỉ là một gia vị phổ biến mà còn là một loại thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian. Khi bạn bị cảm lạnh, đau họng, hoặc ngứa cổ họng, bạn có thể sử dụng gừng bằng cách gọt vỏ, rửa sạch và thái thành miếng nhỏ, sau đó ngậm từ từ và nhai nhỏ.
Khi ăn gừng, hãy nhớ nuốt từ từ để nước từ gừng thấm vào cổ họng. Bạn cũng có thể nuốt cả phần bã khi đã nhai nhỏ. Phương pháp này sẽ giúp làm dịu đau họng, làm ấm cổ họng và có thể giảm triệu chứng ho. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau họng giảm hẳn.
Tuy nhiên, gừng có một mùi cay, mùi nồng và tính ấm nóng, vì vậy nếu bạn không chịu được cay, hoặc bạn có dị ứng, mẫn cảm với gừng, thì không nên sử dụng phương pháp này.
2. Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi bị cúm
Bên cạnh chủ đề bầu bị cúm nên ăn gì thì bạn cũng không nên bỏ qua những thực phẩm cần kiêng tránh khi bị nhiễm bệnh.
– Thực phẩm chứa cafein: cafein có thể gây mất nước và làm gia tăng tình trạng mệt mỏi. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế uống cà phê, trà, nước ngọt có chứa cafein.
– Thực phẩm nhiều đường: Đường có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh và nước ngọt.
– Thực phẩm chế biến sẵn: Tránh ăn thực phẩm ăn nhanh như: bánh mì, bánh mì sandwich và đồ đông lạnh. Những thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản và chất béo không lành mạnh, có thể làm suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên của mẹ bầu.
– Thực phẩm ướp muối: Hạn chế ăn các món ướp muối hoặc có nồng độ muối cao. Muối có thể gây mất nước và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.
– Thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh: Tránh ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa cao. Chất béo không lành mạnh có thể gây viêm nhiễm và làm suy yếu hệ miễn dịch.
– Thực phẩm tạo khó tiêu: Các đồ ăn chứa nhiều gia vị, gia vị cay và thực phẩm chiên, nướng có thể khiến bạn khó tiêu hóa. Khi bị ốm, bộ máy tiêu hóa của bạn cũng trở nên “nhạy cảm” hơn. Vì thế bạn không nên ăn đồ khó tiêu để giảm cảm giác khó chịu trong bụng.
Lưu ý rằng việc hạn chế những thực phẩm này chỉ là tạm thời trong thời gian mẹ bầu bị cúm. Đồng thời, khi mẹ bầu bị cúm cần đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra, chỉ định phù hợp. Mẹ không nên tự chữa tại nhà sẽ có thể khiến bệnh tình không thuyên giảm, dễ trở nặng và thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trên đây, bài viết đã đưa ra những nhóm thực phẩm phụ nữ có thai bị cảm cúm nên và không nên ăn. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc, hãy để lại thông tin để Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.