5 dấu hiệu cần khám sàng lọc ung thư đại trực tràng sớm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Đỗ Hoàng Hoan

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Bạn hãy đi khám sàng lọc ung thư đại trực tràng ngay khi nhận thấy cơ thể có 5 dấu hiệu sau để hạn chế rủi ro bệnh tật trong tương lai.

1. Những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng

1.1. Tuổi

Ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp phát hiện mắc ung thư đại trực tràng đều ở độ tuổi từ 50 trở lên. Do đó, nếu thuộc nhóm độ tuổi này thì cần lưu ý tới sức khỏe và luôn chủ động phòng ngừa ung thư.

ai mắc ung thư đại trực tràng

Người từ 50 tuổi trở lên dễ mắc ung thư đại trực tràng

1.2. Bệnh viêm ruột

Những người mắc các bệnh viêm mãn tính ở đại tràng và trực tràng thì có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn so với người bình thường. Một số bệnh viêm ruột gia tăng khả năng dẫn tới ung thư đại trực tràng bao gồm:

– Viêm loét đại trực tràng

Bệnh Crohn

1.3. Hội chứng di truyền

Ở một số gia đình, đột biến gen được truyền từ cha mẹ sang con cái làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Vì vậy, nếu trong gia đình từng có người mắc ung thư thì bạn cần chủ động đi khám sàng lọc ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt.

Hai hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền đó là:

– Hội chứng Lynch hay còn được gọi là ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (HNPCC). Hội chứng này tăng nguy cơ ung thư ruột kết và các bệnh ung thư khác. Những người mắc hội chứng này có xu hướng phát triển ung thư ruột kết trước 50 tuổi.

– Đa polyp tuyến gia đình (FAP) là một rối loạn hiếm gặp gây ra hàng ngàn khối u trong niêm mạc đại tràng và trực tràng. Những người bị FAP không được điều trị sẽ có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết hoặc trực tràng trước 40 tuổi cao hơn.

Ung thư có di truyền không

Người sống trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đại trực tràng thì nguy cơ mắc cao hơn so với người khác

1.4. Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày

Thực chất ung thư đại trực tràng là hậu quả từ chính thói quen sinh hoạt không đúng cách. Một số điều sau là yếu tố gây ra nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng đó là:

– Không ăn hoặc ăn rất ít xau xanh

– Thường xuyên ăn đồ chiên rán quá lửa

– Tập thể dục quá ít hoặc không có thói quen hoạt động thể chất mỗi ngày

– Hút thuốc lá nhiều

– Uống rượu thường xuyên, tiêu thụ lượng đồ uống có cồn lớn trong 1 tuần

2. Dấu hiệu bạn nên khám sàng lọc ung thư đại trực tràng

Có 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng không thể bỏ qua, bao gồm:

2.1. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện đầu tiên có thể cảnh báo ung thư đại trực tràng ghé thăm. Ban đầu có thể là ợ chua, sau đó bạn sẽ có thêm các biểu hiện khác như:

– Đau tức vùng bụng.

– Có thắt dạ dày trước hoặc sau khi ăn khiến bạn rất khó chịu.

biểu hiện của ung thư đại tràng

Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện sớm của ung thư đại trực tràng

2.2. Táo bón

Bạn nhận thấy thói quen đi ngoài thay đổi, số lần đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. Đừng chủ quan với hiện tượng này bởi đây có thể là dấu hiệu sớm của ung thư đại trực tràng.

Nếu vẫn giữ một chế độ ăn uống như bình thường nhưng bạn không mấy đi ngoài thì cần chú ý, theo dõi. Tình trạng này để lâu sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.

2.3. Gặp hiện tượng bất thường mỗi khi đi ngoài

Hiện tượng phân bất thường khi đi ngoài cũng cần được chú ý. Hãy quan sát xem bản thân mình có gặp hiện tượng này không nhé. Nếu có thì cần đi khám sàng lọc ung thư đại trực tràng sớm nhất.

– Đi ngoài phân nhỏ, phân dẹt. Điều này cho thấy có nguy cơ ruột gặp phải những vật cản như các khối u, polyp to. Vì thế khiến hình dạng và kích thước phân thay đổi.

– Đi ngoài ra máu. Có thể thấy đây là dấu hiệu nghiêm trọng mà bạn không được xem nhẹ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do khối u trong lòng ruột gây chảy máu.

ung thư tiêu hóa có triệu chứng gì

Đi ngoài phân có lẫn máu là dấu hiệu nghiêm trọng không thể chủ quan

2.4. Giảm cân không do chủ đích cá nhân

Sụt nhiều cân trong thời gian ngắn mà không do chủ đích cá nhân cũng là triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Nếu bạn giảm đột ngột 5-6 cân trong vòng 1-2 tháng thì cần tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra xem nguyên nhân do đâu.

3. Tầm soát ung thư đại trực tràng để dự phòng bệnh hiệu quả

3.1. Thời điểm thích hợp để tầm soát ung thư đại trực tràng

Theo khuyến cáo của chuyên gia: Bạn nên đi tầm soát ung thư đại trực tràng từ độ tuổi từ 40. Bởi ung thư đại trực tràng có chiều hướng mắc trẻ hóa độ tuổi. Do đó, chủ động sàng lọc ung thư sớm là cách bảo vệ bản thân khỏi rủi ro bệnh tật trong tương lai.

Nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ điều trị hiệu quả là rất cao. Có tới 90% người bệnh có thể sống trên 5 năm. Đặc biệt có trường hợp kéo dài thời gian sống trên 10 năm.

3.2. Tầm soát ung thư đại trực tràng là làm những gì?

Để khám sàng lọc ung thư đại trực tràng, bạn sẽ thực hiện các bước khám sau:

Xét nghiệm máu. Mục đích là tìm ra chất chỉ điểm ung thư CEA. Nồng độ CEA tăng cao sẽ là căn cứ để nghi ngờ sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng.

– Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

– Nội soi đại trực tràng. Phương pháp có độ nhạy và độ chính xác cao trong chẩn đoán ung thư. Nếu có polyp ác tính, bác sĩ tiến hành loại bỏ ngay trong quá trình nội soi.

– Siêu âm ổ bụng tổng quát để phát hiện dấu hiệu bất thường bên trong.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) nếu có chỉ định từ bác sĩ.

khám sàng lọc ung thư đại trực tràng

Nội soi tiêu hóa là cách sàng lọc, chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng hiệu quả

Hiện nay có khá nhiều địa chỉ tầm soát ung thư, trong đó Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được nhiều người dân chọn tới khám. Tại đây có rất nhiều gói sàng lọc ung thư với chi phí trọn gói vô cùng tiết kiệm. Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI chinh phục được nhiều người dân bởi: không gian khang trang, máy móc y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi,… Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể liên hệ qua số hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Trên đây là thông tin gửi tới bạn về 5 dấu hiệu sớm cảnh báo bạn nên chủ động khám sàng lọc ung thư đại trực tràng ngay!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital