Khám sức khỏe định kỳ là quyền lợi của người lao động trong quá trình làm việc tại tổ chức/công ty. Hoạt động này mang lại những ý nghĩa vô cùng thiết thực cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Vậy bạn đã biết thường có những danh mục gì trong gói khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp hay chưa? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Lợi ích nhân đôi của khám sức khỏe doanh nghiệp
Khám sức khỏe doanh nghiệp/công ty là trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Điều này đã được quy định tại nhiều văn bản như điều 152 Bộ luật lao động 2019, thông tư số 19/2016/TT-BYT, điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động và thông tư 14/2013/TT-BYT.
Đối với người lao động, khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp cho họ nắm bắt được thể trạng sức khỏe của bản thân, sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý ngay từ giai đoạn nhẹ. Đồng thời, nâng cao tinh thần gắn bó và an tâm cống hiến lao động hăng say của người lao động.
Đối với doanh nghiệp, việc tổ chức khám sức khỏe sẽ giúp công ty bảo vệ được nguồn “nhân tài”. Qua đó giúp gia tăng sự gắn bó lâu dài giữa doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt, hoạt động này sẽ tạo động lực, nâng cao năng suất làm việc và giảm tỷ lệ tai nạn lao động xuống thấp nhất.
Có thể thấy, đây là hoạt động mang lại lợi ích lớn cho cả phía doanh nghiệp và người lao động.
2. Gói khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp thường bao gồm những gì?
Thông thường, khám sức khỏe tổng quát cho người lao động theo thông tư 14 sẽ bao gồm những hạng mục:
2.1. Danh mục khám lâm sàng trong gói khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp
Đo chiều cao, đo cân nặng, đo huyết áp,… là bước đầu tiên. Danh mục này giúp bác sĩ đánh giá tổng quan thể trạng sức khỏe của mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho các bước thăm khám tiếp theo.
Sau đó,người lao động sẽ được hướng dẫn thực hiện danh mục như:
– Khám chuyên khoa Mắt: Giúp đo thị lực, phát hiện bệnh cận thị, loạn thị, khô mắt, đau mắt,…
– Khám chuyên khoa Tai mũi họng: Giúp đo thính lực, kiểm tra mũi, họng.
– Khám chuyên khoa Da liễu: Giúp phát hiện các bệnh dị ứng, khô da, viêm da,…
– Khám chuyên khoa Răng hàm mặt: Giúp kiểm tra tình trạng sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…
2.2. Danh mục khám cận lâm sàng trong gói khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp
Xét nghiệm
Người lao động sẽ được tiến hành lấy mẫu máu và nước tiểu để kiểm tra chỉ số, nồng độ các chất trong mẫu. Qua đó nhằm phát hiện các bệnh lý, dấu hiệu bất thường, trong cơ thể. Cụ thể:
– Đo lường số lượng hồng cầu, bạch cầu, nhằm chẩn đoán các bệnh lý về máu như thiếu máu, đường huyết,…
– Đánh giá, sàng lọc chức năng của các cơ quan gan, thận, tiết niệu, bài tiết,…
Chẩn đoán hình ảnh
Một danh mục cần có trong khám sức khỏe tổng quát cho doanh nghiệp đó chính là chẩn đoán hình ảnh. Lúc này, người lao động sẽ tiến hành chụp X – quang ngực thẳng. Danh mục này giúp bác sĩ quan sát được tình trạng của tim phổi, phát hiện ra mức độ tổn thương và các dấu hiệu bất thường nếu có.
Cuối cùng, các bác sĩ sẽ tiến hành đọc kết quả khám, đồng thời đưa ra lời khuyên và tư vấn để giúp các cán bộ nhân viên biết cách chăm sóc sức khỏe.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu của mình mà doanh nghiệp có thể lựa chọn thêm các danh mục khám khác như siêu âm tuyến giáp, điện tim, đo mật độ xương,…
3. Nhân viên cần chuẩn bị gì khi đi khám sức khỏe định kỳ công ty?
Để chuẩn bị tốt cho buổi khám sức khỏe định kỳ, người lao động nên thực hiện một số lưu ý dưới đây:
– Buổi sáng ngày đi khám, người đi khám không ăn sáng, không uống các chất có chứa đường, nước có gas hoặc sử dụng chất gây nghiện như trà, cà phê… Bạn chỉ nên uống nước lọc để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác hơn.
– Đối với nữ giới, bạn không nên thực hiện khám phụ khoa nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới có gia đình nên tránh quan hệ tình dục trước ngày đi khám (nếu có khám phụ khoa), phụ nữ mang thai không chụp X – quang.
– Nếu có thực hiện siêu âm bụng tổng quát, người lao động nên nhịn tiểu và uống nhiều nước cho tới khi thực hiện siêu âm xong. Vì có đầy nước tiểu trong bàng quang sẽ giúp cho bác sĩ quan sát rõ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh (nam).
– Ngoài ra, nữ giới cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi đi thăm khám.
– Nếu đang có bệnh và dùng thuốc thì bạn vẫn có thể uống thuốc bình thường, không cần phải kiêng cữ và hãy thông báo điều này đến bác sĩ.
4. Nên lựa chọn khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp ở đâu?
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, có không ít cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám sức khỏe công ty. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ không phải ở đâu cũng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, trước khi khám sức khỏe cho nhân viên thì các công ty nên cân nhắc một số lưu ý dưới đây:
– Ưu tiên khám tại các cơ sở y tế lớn, uy tín và được nhiều người đánh giá cao trước đó.
– Có khu vực thăm khám dành riêng cho doanh nghiệp để không bị lẫn với khách lẻ.
– Lựa chọn nơi hỗ trợ xây dựng gói khám đặc thù theo nhu cầu của công ty.
– Quy trình thăm khám chuyên nghiệp cùng thủ tục nhanh gọn.
– Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám bệnh.
– Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến giúp phát hiện bệnh hiệu quả.
– Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, nhân viên y tế hướng dẫn tận tình tại các bước khám.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tự hào là cầu nối giúp gắn kết doanh nghiệp và người lao động. Thu Cúc TCI sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế nhiều năm kinh nghiệm, máy móc hiện đại cùng nhiều chương trình ưu đãi cho mọi doanh nghiệp, hỗ trợ xe đưa đón, thăm khám tận nơi,… Qua đó giúp các doanh nghiệp được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao.
Có thể thấy, khám sức khỏe tổng quát cho doanh nghiệp là sợi dây gắn kết giữa công ty và người lao động. Vì vậy, các công ty/doanh nghiệp đừng quên thực hiện việc tổ chức hoạt động ý nghĩa này định kỳ hằng năm theo quy định nhé!