Với chị em phụ nữ hiện đại, sàng lọc ung thư cổ tử cung đã trở nên quen thuộc và cần thiết. Trong đó, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung chính là chìa khóa vàng phát hiện và bảo vệ nửa thế giới khỏi căn bệnh quái ác này.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung
Để có thể phát hiện sớm, kịp thời điều trị, y học khuyến khích chị em nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 1-2 lần/năm.
Gói tầm soát u cổ tử cung là tổng hợp các bước khám từ cơ bản tới chi tiết để có thể sàng lọc và phát hiện được khối u, tiên lượng tình trạng bệnh. Riêng với bước xét nghiệm, chị em cần tìm hiểu kỹ bởi mỗi loại xét nghiệm sẽ phù hợp với từng giai đoạn, độ tuổi, tần suất sàng lọc ung thư.
1.1. Giải nghĩa xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Gói tầm soát ung thư cổ tử cung thường gồm 2 phần xét nghiệm. Xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chuyên sâu tầm soát ung thư.
Với xét nghiệm cơ bản, bác sĩ kiểm tra máu và nước tiểu của bệnh nhân để tầm soát các bệnh lý về máu, đánh giá chức năng hoạt động của thận, tiết niệu. Đây cũng là bước đảm bảo sức khỏe đương đơn đủ điều kiện thực hiện các bước khám tiếp theo.
Xét nghiệm chuyên sâu, hay còn được gọi là xét nghiệm chỉ điểm khối u. Khi cơ thể mắc bệnh ung thư, nồng độ một số chất đặc biệt trong máu sẽ tăng cao. Ở ung thư cổ tử cung, chất chỉ điểm là SCC. Thông qua việc đo lường định lượng các chất này, bác sĩ sẽ có cơ sở nghi ngờ để chỉ định bệnh nhân thực hiện các bước tiếp theo.
Ngoài xét nghiệm máu, bệnh nhân tầm soát ung thư cổ tử cung được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm tế bào đặc thù. Tùy theo thể trạng bệnh nhân mà sẽ sử dụng các xét nghiệm khác nhau.
1.2. Những ai cần xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung?
Theo y học, bất kỳ phụ nữ ở lứa tuổi nào, khi bắt đầu có quan hệ tình dục đều có khả năng mắc ung thư cổ tử cung. Có 2 độ tuổi chính cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc sớm K cổ tử cung:
– Sau 21 tuổi đã phát sinh quan hệ tình dục
– Người bị nhiễm HPV
– Sau 65 tuổi. Nếu trước đó đã tầm soát âm tính hoặc đã chữa thành công thì không cần tầm soát thêm.
Hoặc phụ nữ có những dấu hiệu sau:
– Đau vùng xương chậu
– Màu dịch âm đạo bất thường
– Chảy máu vùng kín bất thường
– Thiếu máu
– Tiểu tiện bất thường
Tuy nhiên, cần xác nhận rằng chỉ xét nghiệm đơn lẻ thì không thể chắc chắn kết quả tầm soát. Bệnh nhân vẫn cần thực hiện đầy đủ các bước khám để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán chính xác nhất.
2. Những phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Có tới 4 loại xét nghiệm sàng lọc K cổ tử cung phổ biến hiện nay.
2.1. Xét nghiệm PAP (Pap smear)
Pap còn được gọi là xét nghiệm tế bào học. Bệnh nhân nằm trên bàn chuyên dụng thăm khám. Bằng dụng cụ mỏ vịt, bác sĩ sẽ lấy tế bào từ cổ tử cung bệnh nhân, nhuộm và soi trên kính hiển vi. Mục đích của phương pháp này nhằm phát hiện các bất thường của tế bào cho virus HPV gây ra, sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.
Đối với phụ nữ từ 21-29 tuổi chỉ cần thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm /lần. Phụ nữ sau 30 tuổi nếu âm tính HPV thì thực hiện 3 năm/lần, nếu kết hợp xét nghiệm Pap và HPV thì 5 năm/lần, nếu dương tính với HPV thì cần thực hiện 1-2 lần/năm.
2.2. Xét nghiệm Cobas test
Đây là xét nghiệm phát hiện HPV tiên tiến hiện nay, giúp tìm kiếm 2 loại virus HPV chính là 16 và 18 (nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung). Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ vẫn tiến hành thu lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung bệnh nhân. Sau đó, mẫu tế bào được đưa đi phân tích bằng hệ thống Cobas, thực hiện các chuỗi phản ứng chuyên biệt để phát hiện virus HPV. Từ đó bác sĩ chẩn đoán được nguy cơ mắc bệnh của đương đơn. Qúa trình này thường cho kết quả sau khoảng 1 tuần. Phụ nữ sau tuổi 30 được khuyến khích thực hiện kết hợp xét nghiệm Pap.
2.3. Xét nghiệm Thinprep
Phương pháp này được coi là xét nghiệm Pap nâng cao. Trong đó, các tế bào cổ tử cung sau khi lấy sẽ được rửa cùng chất lỏng định hình trong lọ Thinprep. Lọ được bảo quản chuyên dụng để chuyển tới phòng thí nghiệm. Tại đây, các chuyên gia sẽ tách chiết và phết tế bào lên lam kính, soi, phân tích và chẩn đoán.
Với xét nghiệm này, phụ nữ từ 21 – 29 tuổi cần thực hiện 3 năm/lần. Phụ nữ 30 – 65 tuổi nếu âm tính HPV nên thực hiện 3 năm/lần. Nếu dương tính nên kết hợp Thinprep và HPV định kỳ 1-2 lần/năm. Sau 65 tuổi, chị em có thể ngưng tầm soát.
2.4. Xét nghiệm HPV DNA
Đây là phương pháp tách chiết DNA tự động và phân tích hoàn toàn bằng máy, được sử dụng nhiều trên các nước phát triển.
Dù là kỹ thuật xét nghiệm nào, chị em phụ nữ cũng nên tìm hiểu kỹ và trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám. Từ cơ sở đó, phái đẹp lựa chọn cho mình cơ sở y tế có kỹ thuật phù hợp với thể trạng của mình.
3. Phân tích ưu và nhược điểm các phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
Phương pháp xét nghiệm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Pap smear | – Đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị phức tạp – Giá rẻ | – Độ chính xác không cao – Thực hiện thủ công nên đôi khi gặp sai sót trong kết quả |
Xét nghiệm Cobas test | – Độ chính xác cao tới 92% – Quy trình thực hiện đơn giản | – Thời gian có kết quả lâu (từ 7-10 ngày) – Yêu cầu trang thiết bị hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao nên không phổ biến |
Xét nghiệm Thinprep | – Giảm bớt nguy cơ sót mẫu tế bào khi xét nghiệm – Hiệu quả cao | – Yêu cầu trang thiết bị hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao nên không phổ biến |
Xét nghiệm HPV DNA | – Là phương pháp có độ chính xác cao nhất (90-95%) – Thao tác đơn giản, thời gian có kết quả ngắn – Phát hiện được nhiều chủng HPV khác nhau | – Chủ yếu dùng để phát hiện HPV nên không được khuyến khích dùng trong tầm soát ung thư cổ tử cung |
Những thông tin trên hy vọng đã giúp được các chị em trong việc tích lũy kinh nghiệm về xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Hãy chủ động bảo vệ mình trước án tử để có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.