Bạn có dự định kiểm tra sức khỏe nhưng đang phân vân không biết nên tiến hành xét nghiệm máu vào buổi chiều hay không? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin làm rõ thắc mắc của bạn cũng như giúp đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.
Menu xem nhanh:
1. Bạn hiểu gì về xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu là một danh mục không thể thiếu trong nhiều trường hợp khám, chữa bệnh. Bởi bằng cách này, bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu bệnh lý thông thường thông qua chỉ số trong máu. Đồng thời, xét nghiệm máu cũng được áp dụng trong việc khám sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư sớm và khám tiền hôn nhân.
Thông thường, xét nghiệm máu sẽ bao gồm: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường máu, xét nghiệm mỡ máu,….Với mỗi phương thức xét nghiệm riêng biệt sẽ nhằm mục đích đánh giá tình trạng sức khỏe, nắm bắt các vấn đề bất thường hay cảnh báo các bệnh sẽ mắc phải trong tương lai để có phương án chữa trị kịp thời. Ngoài ra, qua việc xét nghiệm máu bạn cũng sẽ biết cơ thể đang thừa hay thiếu các chất gì để có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình
2. Chuẩn bị gì để có kết quả xét nghiệm máu chính xác?
Có những kỹ thuật xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi bệnh nhân không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy. Lý do vì sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.
Ngoài ra, người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… vài tiếng đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm.
Một số loại xét nghiệm cần nhịn đói trước khi lấy máu như xét nghiệm kiểm tra bệnh liên quan đường và mỡ (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật.
Một số loại xét nghiệm khác (khoảng 300 xét nghiệm) người bệnh không cần làm nhịn đói trước khi lấy máu như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)…
3. Có nên xét nghiệm máu vào buổi chiều không?
Với những yêu cầu chuẩn bị trước khi xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất, tốt nhất bạn nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng, thay vì buổi chiều khi cơ thể đã trải qua hàng loạt các hoạt động. Hơn nữa, để tình trạng đói quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đôi khi gây hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt với người cao tuổi.
Tuy nhiên, với một số xét nghiệm không yêu cầu phải nhịn ăn, bạn có thể xét nghiệm buổi chiều bình thường. Tốt nhất để biết chi tiết cụ thể, trước khi xét nghiệm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
4. Phân biệt các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn/không cần nhịn ăn
4.1 Trường hợp không nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi chiều
Có một số xét nghiệm máu cần ưu tiên thực hiện vào buổi sáng bởi yêu cầu nhịn ăn đó là:
– Xét nghiệm sắt trong máu
– Xét nghiệm cholesterol máu
– Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
4.2 Trường hợp có thể thực hiện xét nghiệm máu vào buổi chiều
Bên cạnh đó, vẫn có một số xét nghiệm máu không cần nhịn ăn hoàn toàn. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm thực hiện vào buổi chiều:
– Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
– Xét nghiệm miễn dịch
– Xét nghiệm nội tiết
Thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng là tốt nhất để tránh tình trạng mệt mỏi, đói lả. Bạn chỉ nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi chiều với một vài loại xét nghiệm nhất định hoặc nghe tham khảo ý kiến của bác sĩ.