Xét nghiệm máu tổng quát tại nhà là phương pháp giúp phát hiện mầm mống và tầm soát bệnh lý. Phương pháp này có ưu điểm nhanh gọn, tiện lợi cho người dân trong việc chăm sóc bản thân, đặc biệt là những người có thời gian eo hẹp, không thể xếp hàng chờ đợi lâu tại bệnh viện. Dù xét nghiệm tại nhà hay tại bệnh viện, phòng khám đều mang lại kết quả như nhau.
Menu xem nhanh:
1. Xét nghiệm máu tổng quát phát hiện được những bệnh gì?
Xét nghiệm máu định kỳ tại nhà giúp bạn nắm được tổng quan tình hình sức khỏe của mình. Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu phát hiện những vấn đề bất thường, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm, thăm khám chuyên sâu để kết luận chính xác. Các phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định sau khi xét nghiệm máu là: siêu âm,chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang…
1.1. Xét nghiệm công thức máu
Bước này nhằm kiểm tra chỉ số hồng cầu, bạch cầu. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện nếu bạn đang gặp phải các bệnh về máu như ung thư máu, nhiễm trùng máu, ung thư máu…
1.2. Xét nghiệm mỡ máu
Bác sĩ sẽ đo hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Chỉ số của hai thành phần này sẽ cho biết bạn có đang gặp vấn đề về tim mạch hay không.
1.3. Xét nghiệm máu tổng quát tại nhà kiểm tra chức năng gan
Thông qua xét nghiệm chức năng gan, có thể phát hiện ra bệnh nhân có gặp phải bệnh lý ở gan hay không. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ hướng dẫn khách hàng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nhậu nhẹt nếu đang gặp phải các tình trạng không tốt. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chẩn đoán nếu bạn bị viêm tuyến tụy hoặc nguy cơ nhồi máu cơ tim.
1.4. Xét nghiệm đường máu
Giúp xác định nồng độ đường trong máu và nguy cơ bị tiểu đường. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính hoặc tình trạng tiểu đường, cholesterol cao cần xét nghiệm máu tổng quát định kỳ để theo dõi.
1.5. Xét nghiệm máu tổng quát tại nhà kiểm tra chức năng thận
Thận làm chức năng bài tiết các chất dư thừa qua đường nước tiểu. Nếu nồng độ ure và creatinin trong máu cao có nghĩa chức năng bài tiết của thận đã bị suy giảm, bởi creatinin và ure cũng được thận bài tiết qua nước tiểu.
2. Các loại xét nghiệm khác nhau như thế nào?
– Công thức máu (CBC): xét nghiệm này đo các thành phần khác nhau trong máu của bạn như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hemoglobin. Xét nghiệm công thức máu thường có trong khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
– Bảng chuyển hóa cơ bản (BMB): đây là một nhóm các xét nghiệm đo các chất trong cơ thể bạn, bao gồm glucose, canxi và chất điện giải.
– Xét nghiệm men máu: enzyme là chất kiểm soát các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn. Một số loại phổ biến nhất là xét nghiệm troponin và xét nghiệm CK (creatine kinase). Các xét nghiệm này được áp dụng để xác định bạn có bị đau tim và cơ tim của bạn có bị tổn thương hay không.
– Xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tim: bao gồm xét nghiệm cholesterol và xét nghiệm chất béo trung tính.
– Xét nghiệm đông máu: xét nghiệm này cho biết liệu bạn có bị rối loạn gây chảy máu quá nhiều hoặc đông máu hay không.
3. Cần làm gì trước khi xét nghiệm máu tổng quát tại nhà?
Đối với các xét nghiệm máu, nước tiểu, đồ ăn có thể làm thay đổi và sai lệch kết quả, dẫn đến chẩn đoán sai. Bởi vậy trước khi lấy máu xét nghiệm, bạn nên lưu ý các điều sau:
– Không ăn trong vòng ít nhất 8 tiếng. Bởi vậy, thời điểm lý tưởng nhất để xét nghiệm máu là buổi sáng sau khi ngủ dậy, bạn đã trải qua một đêm không nạp thức ăn vào cơ thể. Do đó, cơ thể không bị ảnh hưởng bởi các chất có trong thức ăn.
– Không uống sữa, nước ngọt và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
– Tạm dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng.
– Dù không ăn và uống một số loại nước nhưng bạn vẫn có thể uống nước lọc bình thường. Nước lọc không làm thay đổi kết quả xét nghiệm và rất cần thiết cho cơ thể bạn.
4. Bao lâu thì cần thực hiện xét nghiệm máu?
Như đã thấy, xét nghiệm máu chỉ ra khá nhiều loại bệnh và đưa ra những cảnh báo sớm về nguy cơ mắc bệnh trong thời gian tới. Bởi vậy, chúng ta nên xét nghiệm máu đều đặn theo định kỳ. Nhiều người có suy nghĩ chỉ người có bệnh mới cần đi khám nhưng đây là quan niệm sai lầm. Người bệnh cần xét nghiệm máu để theo dõi bệnh, người khỏe mạnh cũng cần được kiểm tra để xem có đang tiềm ẩn nguy cơ nào không.
Thời gian lý tưởng nhất để xét nghiệm máu kiểm tra tình hình sức khỏe tổng quát đối với người khỏe mạnh là mỗi 6 – 12 tháng / lần. Đối với người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định lịch kiểm tra tùy theo tình trạng bệnh, có thể thường xuyên hơn hoặc ít hơn.
5. Dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi của Thu Cúc TCI
Ngày nay với dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà, bạn hoàn toàn có thể thực hiện kiểm tra thường xuyên, đều đặn mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, việc đi lại, quá tải y tế, lo lắng không có thời gian. Dịch vụ tại nhà được làm nhanh chóng từ A – Z, nhân viên y tế đến tận nhà lấy mẫu, trả kết quả online ngay trong ngày. Việc lấy mẫu, xét nghiệm được gói gọn trong một ngày và chỉ mất khoảng 15 phút thực hiện.
Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã tiếp cận được với nhiều khách hàng, được người dân tin tưởng lựa chọn. Toàn bộ quy trình lấy máu và bảo quản mẫu xét nghiệm được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo cho kết quả chính xác. Mẫu xét nghiệm sau khi thu thập sẽ được phân tích bởi hệ thống robot xét nghiệm tự động. Ưu điểm của hệ thống này là đưa ra chỉ số chính xác, đạt tốc độ xét nghiệm cao giúp khách hàng không phải chờ đợi lâu.